Social Icons

Pages

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY


Giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên thời gian qua đã được các nhà trường coi trọng việc tuyên truyền, phổ biến được đặc biệt quan tâm và tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đa dạng như: thông qua hội thi tìm hiểu pháp luật, qua môn học, qua tuyên truyền miệng… để giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật học tập, rèn luyện thực hiện tốt nhiệm vụ.
Tuy nhiên, vẫn còn một số ít học sinh, sinh viên chưa tự giác, chưa chấp hành nghiêm kỉ luật tác động trực tiếp tới cuộc sống và học tập của học sinh, sinh viên. Nâng cao chất lượng giáo dục biến pháp luật cho học sinh, sinh viên cần phải tăng cường công tác giáo dục pháp luật theo hướng hiện đại, thiết thực và phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo; đặt giáo dục pháp luật trong mối quan hệ mật thiết với giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và giáo dục truyền thống. Vì vậy, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là, nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên cần thiết thực, đơn giản, dễ hiểu
Đây là một nội dung rất quan trọng có ảnh hưởng và tác động đến trình độ hiểu biết pháp luật của học viên. Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên phải lựa chọn những nội dung thiết yếu, sát với đặc điểm, tình hình nhiệm vụ; phải nắm được nhu cầu của học sinh, sinh viên để lựa chọn nội dung cung cấp phù hợp, nhất là những nội dung luật mới ban hành
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay rất rộng và đa dạng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như: thông tin về pháp luật, thông tin về thực hiện pháp luật, về tình hình phạm pháp... Đối tượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật là học sinh, sinh viên đang trong giai đoạn trưởng thành về nhân cách. Vì vậy, mà trình độ hiểu biết pháp luật chưa cao và mục tiêu của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là làm cho học sinh, sinh viên hiểu mình là ai, mình làm gì và làm như thế nào để hiểu và nắm được các quy định của pháp luật của nhà nước trong giải quyết công việc. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cần được giải thích bằng ngôn ngữ đơn giản, càng dễ hiểu bao nhiêu càng tốt để tiếp cận được mọi đối tượng học sinh, sinh viên một cách hiệu quả, đặc biệt là các nội dung liên quan đến kiến thức pháp luật cơ bản, các khái niệm, các quy phạm pháp luật... Bên cạnh đó, tích cực đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động của học sinh, sinh viên; tăng cường trao đổi, đối thoại trực tiếp; kết hợp chặt chẽ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với các biện pháp quản lý, duy trì kỉ luật, xây dựng môi trường văn hoá ở đơn vị; chú trọng lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật với các hình thức giáo dục chính trị tư tưởng, sinh hoạt văn hoá với các hoạt động ngoại khóa ở các cơ quan, đơn vị trong Nhà trường, làm cho đời sống pháp luật trở thành nhu cầu gần gũi với hoạt động của học sinh, sinh viên.
Hai là, đa dạng hóa các hình thức truyền tải thông tin pháp luật phù hợp với từng đối tượng học sinh, sinh viên
Thông tin pháp luật đóng vai trò rất quan trọng, có tác động rất lớn đến ý thức pháp luật, hành vi pháp luật và lối sống theo pháp luật, kỉ luật của học viên trong Nhà trường hiện nay. Pháp luật sẽ không có tác dụng giáo dục nếu như thiếu các hình thức truyền tải phong phú, đa dạng.
Các đơn vị trong các nhà trường cần phải căn cứ vào đặc điểm tình hình, căn cứ vào các tiêu chí cơ bản như: nội dung, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của pháp luật để lựa chọn các kênh thông tin pháp luật phù hợp nhằm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên một cách có hiệu quả. Do đó, cần phải kết hợp đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật, cụ thể như: kết hợp phổ biến giáo dục pháp luật với quá trình dạy học; tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tuyên truyền miệng; qua các buổi sinh hoạt để phổ biến, giáo dục pháp luật, thường xuyên tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, thi tuyên truyền viên pháp luật giỏi; qua hệ thống tài liệu bao gồm sách, báo, băng đĩa về pháp luật; qua phương tiện truyền thanh, truyền hình để mọi học sinh, sinh viên được nghe, xem trực tiếp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật để nắm bắt kịp thời các thông tin pháp luật, các văn bản pháp luật mới; qua các cuộc ra quân tuyên truyền, cổ động; văn hóa, văn nghệ... Các đơn vị trong các nhà trường cần thành lập các mô hình, cách làm hay như: Tổ tư vấn tâm lý, pháp lý; Mỗi ngày một câu hỏi pháp luật; Câu lạc bộ pháp luật; Tổ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; kết hợp với Ngày Pháp luật...
Bài viết của Ngôi Sao Xanh 6/2019

1 nhận xét: