Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ… Vì vậy, phê bình cũng như tự phê bình phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt” và “ phê bình việc làm, chứ không phê bình người”. Tuy nhiên đâu đó ở một số nơi, một số chi bộ việc quán triệt lời dạy của Người gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chưa thực sự sâu sát và đúng đắn. Bên cạnh phê bình đúng “người”, đúng “việc”; thì một số người lợi dụng hạn chế, khuyết điểm của người khác để công kích, nói xấu, không tập trung phê bình “việc làm sai” mà đã vội quy chụp đánh giá bản chất, động cơ, bản lĩnh lập trường của họ; điều này không chỉ gây ra tình trạng mất đoàn kết, mất dân chủ trong tổ chức đảng, ảnh hưởng đén kết quả đánh giá chất lượng đảng viên, tổ chức đảng, mà còn ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm trạng, quyết tâm phấn đấu, nhất là “đảng viên trẻ” khi họ chưa có nhiều kinh nghiệm trong tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện nhiệm vụ, trong giải quyết mối quan hệ với các đảng viên “lớn tuổi”.
Điều này do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là cấp ủy, bí thư chi bộ chưa làm tốt công tác quán triệt “phương châm” tự phê bình và phê bình cho cán bộ, đảng viên; chưa kịp thời chấn chỉnh hoặc chấn chỉnh không dứt khoát những trường hợp lợi dụng phê bình để nói xấu, hạ uy tín của nhau; nhận thức của một số đảng viên về phê bình “việc” chứ không phê bình “người” chưa triệt để.
Do vậy, để khắc phục tình trạng trên, phát huy vai trò của tự phê bình và phê bình trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thiết nghĩ các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là bí thư cấp ủy phải làm tốt công tác giáo dục, quán triệt các văn bản chỉ thị của Đảng về tự phê bình và phê bình; duy trì nghiêm túc các chế độ sinh hoạt, phát huy dân chủ, đề cao tự phê bình nhưng phải có sự định hướng, lãnh đạo; các đồng chí giữ cương vị lãnh đạo, người đứng đầu cần phát huy vai trò nêu gương trong thực hiện chức trách nhiệm vụ, gần gũi với quần chúng, nêu gương trong tự phê bình. Đồng thời, hướng dẫn đội ngũ đảng viên, nhất là đảng viên trẻ chuẩn bị ý kiến, tham gia đóng góp trong các buổi sinh hoạt, trong tự phê bình và phê bình; chấn chỉnh kịp thời những nhận thức không đúng đắn, sai lệch về mục đích của phê bình, cần có chế tài và biện pháp xử lý thích đáng với những cá nhân cố tình lợi dụng phê bình để nói xấu, hạ bệ lẫn nhau, tranh quyền, đoạt lợi; thực hiện nghiêm túc phương châm phê bình “việc làm” chứ không phê bình “người”.
Do vậy, để khắc phục tình trạng trên, phát huy vai trò của tự phê bình và phê bình trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thiết nghĩ các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là bí thư cấp ủy phải làm tốt công tác giáo dục, quán triệt các văn bản chỉ thị của Đảng về tự phê bình và phê bình; duy trì nghiêm túc các chế độ sinh hoạt, phát huy dân chủ, đề cao tự phê bình nhưng phải có sự định hướng, lãnh đạo; các đồng chí giữ cương vị lãnh đạo, người đứng đầu cần phát huy vai trò nêu gương trong thực hiện chức trách nhiệm vụ, gần gũi với quần chúng, nêu gương trong tự phê bình. Đồng thời, hướng dẫn đội ngũ đảng viên, nhất là đảng viên trẻ chuẩn bị ý kiến, tham gia đóng góp trong các buổi sinh hoạt, trong tự phê bình và phê bình; chấn chỉnh kịp thời những nhận thức không đúng đắn, sai lệch về mục đích của phê bình, cần có chế tài và biện pháp xử lý thích đáng với những cá nhân cố tình lợi dụng phê bình để nói xấu, hạ bệ lẫn nhau, tranh quyền, đoạt lợi; thực hiện nghiêm túc phương châm phê bình “việc làm” chứ không phê bình “người”.
Phê bình việc, ý nói đến những công việc mà chủ thể tiến hành, dù là người lao động bình thường đến cán bộ lãnh đạo cao cấp đều phải tiến hành phê bình. Còn với mỗi người thì do khi sinh ra (cấu trúc,tự nhiên). Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến phê bình việc, trong đó phương thức hửu hiệu là tự phê binh; phương pháp phê bình như rửa mặt hàng ngày. Ai mà làm đúng sẽ tiến bộ không ngừng.
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác
Xóa