Không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ đặt tên cho Quân đội ta là Quân
đội nhân dân mà bởi lẽ mỗi cán bộ, chiến sĩ đều là con em của nhân dân, từ
nhân dân mà ra, vì nhân dân quên mình, vì nhân dân mà chiến đấu, hy sinh. Người
luôn nhấn mạnh đến vai trò của nhân dân, coi nhân dân là nền tảng, là cội nguồn
sức mạnh của dân tộc. Không có nhân dân thì không có bộ đội; nhân dân là nền
tảng, là cha mẹ của bộ đội. Cán bộ phải dạy cho chiến sĩ biết kính trọng dân,
thương yêu dân, giúp đỡ dân, làm cho họ thành một người tuyên truyền bằng công
việc thực tế.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ
quân đội : Phải nhớ rằng dân là chủ. Dân như nước, mình như cá. Lực lượng bao
nhiêu là nhờ ở dân hết. Quân đội phải vừa là một đội quân chiến đấu, vừa là một
đội quân công tác, thực sự và luôn là chỗ dựa chính trị tin cậy, vững chắc của
Đảng, nhà nước và và nhân dân.
Ngay trong buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân, 34 chiến sĩ của lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên của Đảng đã
long trọng tuyên thệ: Khi tiếp xúc với dân chúng ta sẽ làm đúng ba điều răn:
không lấy của dân,không dọa nạt dân, không quấy nhiễu dân và ba điều nên: kính
trọng dân, giúp đỡ dân, bảo vệ dân. Lớp lớp những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” đã
lên đường chiến đấu, hy sinh và luôn coi đây là mệnh lệnh của trái tim, là kỷ
luật sắt, tự giác, nghiêm minh của mỗi người lính. Mỗi cán bộ, chiến sĩ trong
cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của dân tộc đều hiểu rõ rằng: ở hậu phương,
sau lưng họ là gia đình, là cha mẹ, vợ con. Họ hiểu rõ cần chiến đấu, hy sinh
vì cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc của đất nước, của nhân dân.
Mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa quân đội với nhân dân
chính là mối quan hệ bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa quân đội và nhân dân.
Quân đội phải thực hành tuyên tuyền, vận động để nhân dân hiểu rõ và thực hành
Đường lối của Đảng, hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; để nhân dân hiểu rõ âm
mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù, nâng cao cảnh giác cách mạng, dồn toàn tâm,
toàn sức xây dựng xã hội mới.
Mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội ta phải luôn ghi nhớ
và thực hành nghiêm túc, sáng tạo lời dạy của Bác: Muốn thực sự gần gũi quần
chúng thì phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm mới biết sinh hoạt của quần chúng thế
nào, mới biết nguyện vọng của quần chúng ra sao. Miệng nói, tay làm là phải
thật thà nhúng tay vào công việc, làm việc một cách thật sự, phải cùng lao
động, cùng lăn lộn với cuộc sống hàng ngày của quần chúng.
Cán bộ, chiến sĩ phải tự mình làm gương cho quần chúng nhân dân,
kính trọng, lễ phép với nhân dân, giúp đỡ nhân dân phát triển sản xuất, xóa
đói, giảm nghèo; phát huy tinh thần mưu trí, dũng cám, sang tạo trong giúp dân
phòng chống thiên tai, địch họa, cứu hộ, cứu nạn, đặc biệt là đối với nhân dân
ở vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số.
Giữ vững và không ngừng củng cố mối quan hệ với tổ chức
đảng, cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở địa phương nơi đóng
quân; Phải luôm coi trọng, lắng nghe ý kiến và tiếp thu kinh nghiệm từ nhân
dân. Làm bất cứ việc ghì cũng đều phải xuất phát từ mong muốn, nguyện vọng, lợi
ích và nhu cầu chính đáng của nhân dân. Đặc biệt coi trọng Quy chế dân chủ ở cơ
sở nhằm phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm của nhân dân trong xây dựng địa
phương và Quân đội
Một lòng, một dạ chiến đấu bảo vệ nhân dân, luôn giữ
nghiêm kỷ luật trong quan hệ quân dân; dựa vào nhân dân để giáo dục cán bộ,
chiến sĩ, không phụ lòng tin cậy, yêu mến của nhân dân, qua đó mà không ngừng
trưởng thành về mọi mặt.
Bài viết của Tre Việt Nam 7/2019
Bài viết rất hay, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa