Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

GIÁO DỤC VẤN ĐỀ XÂM LĂNG VĂN HÓA TRONG THẾ GIỚI PHẲNG


Văn hóa là gốc rễ, là cội nguồn bồi đắp, làm nên sức mạnh nội sinh của dân tộc. Để làm mọt ruỗng, suy yếu sức mạnh nội sinh, các thế lực thù địch vừa âm thầm, vừa ráo riết thực hiện nhiều hoạt động “xâm lăng văn hóa” với những thủ đoạn xâm nhập, chuyển hóa vô cùng tinh vi, nham hiểm.
Hiện nay, các thế lực thù địch đang điên cuồng chống phá cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực và bằng mọi thủ đoạn vô cùng thâm độc, nham hiểm, xảo quyệt và tinh vi. Trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá việc đẩy mạnh tiến công, xuyên tạc, phủ định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bóp méo đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; ráo riết thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” và “xâm lăng văn hóa” hòng gây hỗn loạn về lý luận – tư tưởng, xói mòn niềm tin, tiến tới xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam là chủ trương được các thế lực thù địch đặc biệt coi trọng.

Vì vậy: Phải tăng cường giáo dục vấn đề xâm lăng văn hóa trong thế giới phẳng thông qua các hình thức biện pháp sau:
Phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm cho mọi tầng lớp nhân dân thấy rõ nguy hại của diễn biến hoà bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá; thấy rõ: vu khống, chống đối sự phát triển đi lên của cách mạng Việt Nam không những vi phạm độc lập, dân quyền mà còn chà đạp các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của một dân tộc.
Cùng với việc quảng bá những thành công về mặt kinh tế – chính trị xã hội cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền sâu rộng những chuẩn mực, giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, những tấm gương mẫu mực về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chọn lọc kỹ lưỡng việc quảng bá các sản phẩm văn hoá nước ngoài cũng như tổ chức thực hiện các hình thức hoạt động văn hoá mang dáng dấp “ngoại hoá” theo tinh thần “tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”; không thể vì lợi ích kinh tế trước mắt, hay chạy theo thị hiếu nhất thời của một bộ phận xã hội mà lạm dụng, gây nguy hại cho việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Nghiêm túc xem xét, đẩy mạnh việc quản lý các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trong đó việc nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm, tâm huyết nghề nghiệp cũng như năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực tổ chức, quản lý cho những người đứng đầu các cơ quan tuyên truyền giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng.

1 nhận xét: