Vừa qua,
trên Bauxite Việt Nam, Phạm Chí Dũng có đăng bài: “Nghị viện châu Âu có bị độc tài Việt Nam qua mặt?” để
xuyên tạc Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)
và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA). Xuyên
suốt bài viết của Phạm Chí Dũng là những nội dung được cắt ghép và thêm thắt
một cách có chủ đích nhằm tìm mọi cách phá hoại hiệp định, đi ngược lại với lợi
ích quốc gia dân tộc, và đường lối hội nhập của Việt Nam.
Trước tiên cần
khẳng định rằng lợi ích mà EVFTA và EVIPA đem lại là rất rõ ràng để thúc
đẩy tăng trưởng mỗi bên, mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ với ưu đãi về
thuế đối với người tiêu dùng, cơ hội đầu tư, kinh doanh cho cộng đồng doanh
nghiệp, hứa hẹn mở ra nhiều việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao
động đối với cả Việt Nam và EU. Bên cạnh đó chính sách nhất quán của Việt Nam
là bảo đảm, thúc đẩy quyền con người phù hợp với hiến pháp và pháp luật Việt
Nam, cũng như các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành
viên. EVFTA không chỉ nâng cao kim ngạch xuất – nhập khẩu và thương mại hai
chiều giữa Việt Nam với các nước thành viên EU, mà còn tạo điều kiện tiếp tục
hoàn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Ngay khi EVFTA có
hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương
đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi hiệp
định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương
đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với khoảng
0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế
quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Như vậy, gần 100% kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn.
Đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong số các hiệp
định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết.
Cùng với EVFTA,
Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) cũng đã được ký kết, giúp khẳng
định mạnh mẽ vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Ngay khi EVFTA và EVIPA
được thực thi, những cam kết đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy
đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau trong Hiệp định EVIPA cũng sẽ
góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch. Nhờ
vậy, Việt Nam sẽ thu hút nhiều hơn nhà đầu tư đến từ EU và các nước khác.
Theo các tính
toán của chuyên gia Việt Nam, nếu Hiệp định EVFTA được thực hiện ngay
thì có thể sẽ góp phần làm tổng sản phẩm quốc dân (GDP) tăng thêm ở mức
bình quân từ 2,18 đến 3,25% cho giai đoạn từ năm 2019 đến 2023; 4,57 đến
5,30% cho giai đoạn năm 2024 đến 2028 và từ 7,07 đến 7,72% cho giai
đoạn năm 2029 đến 2033. Song song với tăng trưởng kinh tế, Hiệp định
EVFTA cũng giúp tăng thêm việc làm khoảng 146.000 lao động mỗi năm.
Về phía EU, theo
nghiên cứu của Ủy ban Châu Âu (EC), Hiệp định EVFTA sẽ làm tăng thu nhập quốc
dân của EU trong dài hạn với mức tăng có thể lên tới 29,5 tỷ Euro. Ngoài ra, dự
kiến xuất khẩu của EU sang Việt Nam có thể tăng trung bình khoảng 29%. Đó là
chưa kể các lợi ích khác đến từ các lĩnh vực dịch vụ, mua sắm của Chính phủ…
Như vậy, từ thực
tiễn và kết quả của việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và
Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh
châu Âu (EVIPA), những đánh giá của truyền thông quốc tế và nhận xét, cũng như
tình cảm của nguyên thủ quốc gia các nước thành viên EU dành cho Việt Nam, là
minh chứng bác bỏ, đập tan mọi luận điệu, bôi nhọ, xuyên tạc của các thế lực
thù địch, cũng như sự a dua của những kẻ như Phạm Chí Dũng nhằm bóp méo, xuyên
tạc, hạ thấp vị thế, uy tín của Việt Nam. Chúng ta cần hết sức cảnh giác với
những luận điệu xuyên tạc này./.
Trước những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của chúng.
Trả lờiXóa