Trước những diễn biến trên Bãi Tư Chính, đâu đó một số ý kiến đã vội trách cứ “Chính phủ Việt Nam nhu nhược”. Một số khác lại “dập lửa bằng xăng” với luận điệu kiểu như: “Trong lúc cuộc đối đầu tại bãi Tư Chính vẫn rất căng thẳng thì Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng lại tay bắt mặt mừng với lãnh đạo Trung Quốc” (FB Viettan); “Tàu cộng gây hấn, Việt cộng Võ Văn Thưởng sang tàu hợp tác” (Danlambao); “Hóa ra Thủ tướng nhà mình chỉ chăm chăm xem Trung cộng làm kinh tế kiểu gì để kiến tạo” (BùiThanhHieu)… Sự thật thế nào? Có đúng chúng ta im lặng nhìn Biển Đông rơi vào tay Trung Quốc không?
Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG!. Một đất nước đã đi qua quá nhiều cuộc chiến chống ngoại xâm sẽ không bao giờ run sợ, chấp nhận sự xâm lấn lãnh thổ bất hợp pháp của bất cứ thế lực nào. Một đất nước yêu chuộng hòa bình sẽ sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp nhẫn nhịn, mềm dẻo để giải quyết các xung đột. Điều đó không có nghĩa đất nước đó hèn nhát và sợ hãi. Đây là chân lí không cần chứng minh, chỉ cần nhìn lại lịch sử.
Tuy nhiên, câu chuyện chống ngoại bang xâm lấn ở thời hiện đại không thể áp dụng cách làm của thời trước được nữa, không nhất thiết cứ phải dùng vũ lực. Trong khi cả thế giới dùng trí khôn biện luận và sức mạnh của pháp lý, của ngôn từ tại các nghị trường để giải quyết tranh chấp, xung đột thì chỉ có kẻ dại khờ mới ưu tiên dùng vũ lực.
Số phận địa – chính trị ưu ái đặt nước Việt bên bờ Biển Đông nơi trữ lượng dồi dào tài nguyên dầu khí, thủy sản, nhưng cũng khắc nghiệt sắp đặt nước ta làm láng giếng bất đắc dĩ với Trung Quốc tham lam luôn chực chờ thôn tính nước Việt. Thử đặt mình vào tình cảnh trên, gia đình bạn có thể chuyển nhà đi nơi khác khi không ưa gã hàng xóm xấu bụng, nhưng một đất nước mấy ngàn năm lịch sử thì không thể.
Nhiều người cứ thấy hành vi khiêu khích của Trung Quốc với Việt Nam là hô hào tử chiến, thực tế chỉ là nông cạn. Nên nhớ, chúng ta có thể thắng TQ trong 1,2 trận chiến, bắn chìm vài con tàu, giết được vài nghìn quân TQ nhưng TQ mãi mãi là láng giềng, luôn luôn là như thế. Chưa kể, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của chúng ta và mọi hành động kiểm soát của Trung Quốc về kinh tế sẽ gây thiệt hại cho hàng vạn gia đình người Việt.
Còn nhớ, tháng 4 năm 2014, khi tranh chấp bãi cạn Scarborough giữa Philippins và TQ nổ ra, việc đàm phán bất thành, Chính quyền Bắc Kinh sử dụng sức mạnh kinh tế – hủy các chuyến du lịch của người Trung Quốc, áp đặt biện pháp kiểm dịch ngặt nghèo với hoa quả nhập khẩu của Philippines (trong đó có mặt hàng chuối) làm nước này khốn đốn về kinh tế để gia tăng áp lực buộc Chính quyền Manila trở lại bàn đàm phán. Thế mới thấy áp lực lớn về kinh tế tác động và chính trị như thế nào và Việt Nam với điều kiện hiện nay chưa thể thoát được áp lực như vậy.
Hãy nhìn về lịch sử, hãy tìm hiểu xem chính sách đối với Trung Quốc của ông cha ta như thế nào. Tại sao Lê Lợi phải mở đường cho quân Minh về nước. Nói như thế để thấy rằng, cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo là cuộc chiến lâu dài, trường kỳ mà sự kết hợp giữa kiên quyết, khéo léo là con đường đối ngoại duy nhất để vừa bảo vệ chủ quyền, vừa đảm bảo các lợi ích về kinh tế, xã hội. Không làm nảy sinh các cuộc xung đột gây căng thẳng tình hình, không để xảy ra tình trạng “ngăn sông cấm chợ”, vẫn sống với hàng xóm, qua lại giao thiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Đó mới là điều quan trọng.
Chính vì thế, cần phải hiểu thấu đáo ý nghĩa của chiến lược “4 Tránh” (tránh xung đột về quân sự, tránh đối đầu về kinh tế; tránh bị cô lập về ngoại giao; tránh lệ thuộc về chính trị), “3 Không”(không liên minh quân sự với nước ngoài; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự để chống lại các nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với nước khác), và “9 K” (kiên quyết đấu tranh, kiên trì, khôn khéo, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích, kiềm chế, không nổ súng trước, không để nước ngoài lấn chiếm biển, đảo, không để xảy ra xung đột), đề cao chính sách ngoại giao mà chúng ta đang kiên định theo đuổi.
Nào phải tự nhiên mà mới đây, Giáo sư Mỹ Panos Mourdoukoutas lại đưa ra nhận định: ‘Việt Nam có chiến lược bảo vệ từng centimet chủ quyền’. Bởi…
Nếu đất nước bốn ngàn năm không chịu lớn
Thì bây giờ em chẳng thể gọi tên
Nếu dân tộc đớn hèn như em nghĩ
Thì còn đâu dải bờ cõi nối liền
Văn Dân
Việt Nam đấu tranh với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo là rất khôn khéo
Trả lờiXóa