Quán triệt sâu sắc những
chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán
bộ, đảng viên, nhất là lời Người để lại trong bản Di chúc lịch sử: “Trước hết
nói về Đảng” và yêu cầu đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức
cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư…, trong các văn kiện của
Đảng, nhất là từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế,
yêu cầu về rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên đã được Đảng
ta đặc biệt quan tâm.
Để đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự thấm nhuần và
rèn luyện đạo đức cách mạng hiệu quả, thiết thực, trong những năm qua, cấp ủy
các cấp đã và đang triển khai sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ” cùng các Quy định “Về những điều đảng viên không
được làm”, Quy định số 101-QÐ/TW “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng
viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, Quy định số 124-QĐ/TW về “Giám
sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối
với việc tu dưỡng, rèn luyện, đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ
chốt và cán bộ, đảng viên”, Quy định số 109-QĐ/TW về “Công tác kiểm tra của tổ
chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng
viên” và gần đây nhất là Quy định số 08-QĐ/TW về "Trách nhiệm nêu gương của
cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương"... Thông qua đó, tạo sự chuyển biến, từ
nâng cao nhận thức sang hành động cho mỗi cán bộ, đảng viên, tại mỗi tổ chức
cơ sở đảng bằng cách gắn thực hành đạo đức cách mạng với phòng chống, ngăn chặn,
đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; phát huy cái tích cực, đẩy lùi
tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, góp phần quan trọng xây dựng Đảng thật sự
trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức theo tinh thần
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện lời dạy của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc; để việc rèn luyện đạo đức cách mạng, thực
hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư của đội ngũ cán bộ, đảng viên trở
thành việc làm thường xuyên, tự giác, mỗi cấp ủy và mỗi cán bộ, đảng viên cần
thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
Một là, ngày mỗi
ngày, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nỗ lực học tập lý luận chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập và quán triệt nghiêm túc các nghị quyết,
chỉ thị của Đảng… Thông qua đó, giúp mỗi người rèn luyện và giữ vững bản lĩnh
chính trị, sự kiên định lý tưởng cách mạng, luôn đặt lợi ích của Đảng, của đất
nước, dân tộc lên trên hết, trước hết; đồng thời, thiết thực lãnh đạo, chỉ đạo
và tổ chức quần chúng nhân dân đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống. Cùng với đó, đẩy mạnh việc học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
Cụ thể chú trọng: 1) Phòng và đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân, cơ hội, bè phái, tham ô, tham nhũng, lợi ích nhóm… 2) Thực hành
cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng
sự nhân dân… 3) Yêu thương con người, đồng bào, đồng chí; gần dân, trọng dân,
chăm lo đời sống nhân dân một cách thiết thực, hiệu quả trên tinh thần tự
nguyện và tự giác, thường xuyên và lâu dài…
Hai là, phát
huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản
lý, người đứng đầu nói riêng trong mọi lĩnh vực công tác và cuộc sống đời thường
để làm mẫu mực cho quần chúng. Trong đó, mỗi người, nhất là cán bộ lãnh đạo,
quản lý, người đứng đầu các cơ quan, địa phương, đơn vị phải nêu gương về đạo đức,
thống nhất giữa nói và làm, cao hơn là làm rồi mới nói, làm nhiều nói ít...;
xây đi đôi với chống, trong xây có chống và ngược lại, xây dựng và bồi dưỡng những
phẩm chất đạo đức tốt đẹp gắn liền với chống những biểu hiện của chủ nghĩa cá
nhân. Mỗi người tùy chức năng, nhiệm vụ được giao phải tận tâm, tận lực thực hiện
đúng và tốt chức trách được giao; đi trước, làm gương cho quần chúng noi theo,
tránh kiểu “đánh trống bỏ dùi”; phải dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám “cả quyết
sửa lỗi mình; làm gì cũng phải nghĩ đến lợi ích của nhân dân, của đất nước,
tránh vì lợi ích cá nhân mà vi phạm tư cách, đạo đức, lối sống. Thông qua đó, tự
soi và sửa mình, nghiêm túc tự phê bình và phê bình nhằm phát huy ưu điểm, khắc
phục khuyết điểm của bản thân.
Ba là, rèn
luyện đạo đức cách mạng là việc phải làm thường xuyên, liên tục, suốt đời; là một
trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để phòng, chống và đấu tranh tiêu diệt
chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy, việc rèn luyện đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên
phải được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“Đạo đức cách mạng không phải ở trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện
bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố cũng như ngọc càng mài càng sáng,
vàng càng luyện càng trong”. Quá trình rèn luyện đạo đức phải được thực hiện
trong mọi hoạt động thực tiễn, trong mọi mối quan hệ với tổ chức và cá nhân,
trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng; phải được sự theo giám sát của
cấp ủy, của nhân dân trên tinh thần: dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng.
Không chỉ nêu ra, yêu cầu cán bộ, đảng viên phải rèn
luyện đạo đức cách mạng, suốt cuộc đời Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức mà
“giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể
khuất phục”. Vì vậy, yêu cầu
đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần
kiệm liêm chính, chí công vô tư trong thực hiện các nhiệm vụ
của cách mạng.
bÀi viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóa