Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

HIỂU BIẾT NÔNG CẠN, CỐ TÌNH XUYÊN TẠC VỀ TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA DƯƠNG QUỐC CHÍNH


Thời gian gần đây, trên trang các trang mạng phản động đang chia sẻ bài viết của Dương Quốc Chính có tựa đề: “Thế nào là tự do, dân chủ và làm thế nào để có tự do ở chế độ toàn trị?” Nội dung bài viết bộc lộ rõ mưu đồ đen tối của Dương Quốc Chính là phê phán, xuyên tạc quan điểm về tự do và chế độ dân chủ ở Việt Nam; kêu gọi, kích động, cổ súy cho xã hội dân sự, quyền lập hội, công đoàn độc lập, tự do giáo dục, xuất bản, hướng lái nước ta theo tự do, dân chủ kiểu phương Tây.

Dương Quốc Chính cố tình không hiểu rằng: Là dân tộc phải đem xương máu để giành độc lập, xóa bỏ sự bóc lột, hơn ai hết, mọi người Việt Nam đều hiểu rằng, tự do, dân chủ là giá trị thiêng liêng, cao cả và xã hội mới phải tiếp tục bảo vệ, phát triển. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm tới vấn đề này, thể hiện trong các quan điểm, chủ trương, chính sách, qua hành động thiết thực làm cho nhân dân thật sự làm chủ xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta ngày càng chú trọng hoàn thiện các quan điểm chủ trương về tự do, dân chủ, coi việc nỗ lực thể chế hóa, luật hóa quan điểm chủ trương về tự do, dân chủ là yêu cầu bức thiết trong phát triển đất nước. Năm 1998, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, khẳng định “phải phát huy quyền làm chủ của dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng”; sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định 29/1998/NĐ-CP (đến năm 2003 thay thế bằng Nghị định số 79/2003/NĐ-CP) kèm theo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã quy định về nội dung, phương thức, trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. Năm 2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn… Đây là các bước đi thống nhất, đồng bộ về chủ trương kết hợp hành động cụ thể tạo điều kiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện Đại hội XI, Đại hội XII của Đảng luôn nhấn mạnh phải quan tâm hơn nữa đến việc chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia ký kết. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Điều đó cho thấy tự do, dân chủ ở Việt Nam không chỉ thể hiện rõ trong chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà còn thể hiện rõ trong thực tế là người dân ngày càng phát huy đầy đủ hơn vai trò của mình trong quản lý đất nước, quản lý xã hội. Những thành tựu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, nhất là phát triển con người của Việt Nam đã chứng minh rõ điều đó. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần hết sức cảnh giác với các luận điệu lợi dụng tự do, dân chủ để xuyên tạc, kích động, hướng lái chúng ta “ theo đuổi” những giá trị không đích thực về tự do, dân chủ, làm tổn hại đến lợi ích quốc gia dân tộc./.

VTG./.

1 nhận xét: