Vấn đề nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu
luôn được Đảng ta chú trọng lãnh đạo thực hiện. Nhiều nghị quyết của Đảng đã đề
cập đến trách nhiệm nêu gương của cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt,
người đứng đầu các địa phương, đơn vị. Cụ thể hóa các nghị quyết, Đảng ta đã
ban hành các quy định về trách nhiệm nêu gương như: Quy định 101-QĐ/TW ngày
7-6-2012 của Ban Bí thư “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất
là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”; Quy định 55-QĐ/TW ngày 19-12-2016 của Bộ
Chính trị “Về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán
bộ, đảng viên”; Quy định 08-QĐi/TW ngày 25-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương
“Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính
trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”.
Theo tinh thần của c
ác quy định nêu trên, tất cả cán bộ, đảng
viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong
thực thi nhiệm vụ, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng; tự giác,
gương mẫu trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Người đứng đầu phải là người thực hành nêu gương đầu tiên, thể
hiện toàn diện trên các mặt về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; trách
nhiệm trong công tác; về tự phê bình và phê bình; giữ mối liên hệ mật thiết với
nhân dân. Nêu gương không chỉ là khẩu hiệu, không chỉ là lời nói, mà người đứng
đầu phải nói đi đôi với làm trong thực hiện nêu gương. Sự gương mẫu trong lời
nói và hành động của người đứng đầu là mệnh lệnh không lời để thuyết phục cấp
dưới noi theo. Nói đi đôi với làm không chỉ thể hiện bằng kết quả công việc
(thước đo sự cống hiến của mỗi người) với những sản phẩm cụ thể mà còn là biểu
hiện của sự gương mẫu, tính trung thực, sự trong sáng của người đứng đầu.
Thực tế cho thấy, người đứng đầu nói nhiều làm ít, hoặc nói một
đằng làm một nẻo, hay nói mà không làm thì không ai tin, sẽ mất uy tín và vai
trò với cấp dưới. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ ra rằng “Nếu chính
mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết
phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được”. Người
lưu ý “Một đảng viên ở địa vị càng cao, thì càng phải giữ đúng kỷ luật của
Đảng, càng phải làm gương dân chủ”. Do đó, chỉ có nhất quán giữa lời nói và
việc làm thì người đứng đầu mới có được sự tin yêu của tập thể, của cấp dưới.
Mặt khác, khi người đứng đầu nhận thức được vai trò, trách nhiệm
của mình, gương mẫu chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ có tác động tích
cực đến các hoạt động của địa phương, đơn vị. Ý thức trách nhiệm, tinh thần
gương mẫu của người đứng đầu có ý nghĩa quyết định với việc thực hiện nêu gương
của cả tập thể địa phương, cơ quan, đơn vị đó. Nơi nào người đứng đầu nêu cao
tinh thần trách nhiệm, chủ động và quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và tiên
phong gương mẫu, nói đi đôi với làm thì nơi đó việc thực hiện nêu gương đi vào
thực chất, hiệu quả. Bởi, Bác Hồ đã nói “một tấm gương sống còn có giá trị hơn
một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Tư tưởng đó vẫn còn nguyên giá trị
và càng trở nên cần thiết trong tình hình hiện nay, khi toàn Đảng đang đẩy mạnh
công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa
XI, XII) của Đảng.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa