Phát
huy nội lực văn hóa trong quá trình xây dựng phát triển đất nước vì mục tiêu “Dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, vai trò của văn hóa ngày càng được
Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm. Văn hoá dân tộc được xác định trở thành nội
lực bên trong của quá trình phát triển. Quan hệ giữa văn hoá và phát triển được
bàn luận sôi nổi cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
Nội
lực văn hoá không chỉ là một lý thuyết, nó chính là cuộc sống, nó chỉ thực sự
phát huy được sức mạnh khi trở thành tinh thần tự giác của mọi thanh viên trong
xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là sự nghiệp phát triển đất nước một cách bền vững
phải được đặt trên nền tảng văn hóa dân tộc, phải khơi dậy và phát huy tới mức
cao nhất nội lực của một nền văn hóa đã được khẳng định trong suốt hàng nghìn
năm dựng nước và giữ nước.
Để
phát huy tốt nội lực của văn hoá đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của
đất nước, cần chú ý đến một số phương diện cơ bản của việc phát huy nội lực văn
hoá dân tộc chính là tạo nên một dòng chảy liên tục của truyền thống văn hóa nhằm
khẳng định bản sắc và bản lĩnh văn hoá. Truyền thống văn hoá là những giá trị
văn hoá do lịch sử để lại được các thế hệ sau làm sống lại trong thời đại của họ.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa