Tre Việt - Sưu tầm và trân trọng giới
thiệu quan điểm của một số nước về vụ “quấy nhiễu” hoạt động thăm dò dầu khí của
Việt Nam gần Bãi Tư Chính.
Hôm 19/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao
Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía
Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm
dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn
trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định,
hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển
khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam”.
Trong tuyên bố hôm 25/7, người phát ngôn
Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói rằng: “duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo tự
do hàng không, hàng hải, đề cao thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền
chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia như được xác lập tại Công ước Liên
hợp quốc về Luật Biển 1982 là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng
đồng quốc tế”. Đồng thời nhấn mạnh: “Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng các
nước và cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên vì hòa bình, ổn
định, hợp tác và phát triển của tất cả các quốc gia, ở khu vực và trên thế giới”.
Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Việt
Nam Phạm Bình Minh trong cuộc họp kín với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị
tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) ở Bangkok vào chiều
31/7, đã nói: “Các diễn biến này làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và ảnh
hưởng trực tiếp tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng
không ở Biển Đông, vi phạm DOC và đi ngược lại cam kết duy trì môi trường thuận
lợi cho đàm phán COC”.
Nhật Bản
“Nói chung, Chính phủ Nhật Bản tin rằng
vấn đề Biển Đông liên quan trực tiếp tới hòa bình và ổn định của khu vực, và là
một mối quan tâm chính đáng của cộng đồng quốc tế, trong đó có Nhật Bản… Nhật Bản
luôn ủng hộ việc tuân thủ hoàn toàn luật pháp trên biển và muốn nhấn mạnh với tất
cả các nước liên quan về tầm quan trọng của các nỗ lực tiến tới giải pháp hòa
bình dựa trên luật lệ quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp, không sử dụng vũ
lực hoặc cưỡng ép”.
Nga
Ít ngày sau khi xuất hiện tin tàu chấp
pháp của Trung Quốc và Việt Nam “đối đầu” gần khu vực khoan của công ty Rosneft
(Nga) ở gần Bãi Tư chính của Việt Nam, hãng Sputnik của Nga đưa tin rằng Tổng
thống Nga Putin đã “cám ơn” tập đoàn này đã thực hiện việc thăm dò.
Mỹ
Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh trong tuyên bố
đưa ra ngày 20/7: “Trung Quốc nên chấm dứt hành vi bắt nạt, kiềm chế các hành động
khiêu khích và gây bất ổn khu vực”. Đồng thời khẳng định các hành động này của
Trung Quốc đe dọa tới hòa bình và an ninh khu vực, “can thiệp vào các hoạt động
khai thác và sản xuất dầu khí đã có từ lâu của Việt Nam”.
Các nước đều khẳng định Bãi tư chính là của Việt nam
Trả lờiXóa