Social Icons

Pages

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

TIẾP TỤC ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN NHƯỢNG VỚI THẾ LỰC BÀNH TRƯỚNG XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN LÃNH THỖ VIỆT NAM


Sau một thời gian ngắn rút khỏi Bãi Tư Chính, Trung Quốc tiếp tục hiện diện trở lại xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Chúng ta cần xác định vụ việc này không phải là tranh chấp lãnh thổ, mà đây là hành động Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Chúng ta cần tăng cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng nhiều hình thức và biện pháp:
Thứ nhất, Tạo dư luận quần chúng trong nước và quốc tế trong đấu tranh phản bác đập tan luận điệu, thông tin xuyên tạc, sai sự thật của Trung Quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Mục tiêu của công tác tuyên truyền là để nhân dân tin, nhân dân ủng hộ va tạo nên một làn sóng dư luận quần chúng trong nước va quốc tế. Từ đó, chúng ta sử dụng dư luận quần chúng trong nước va quốc tế gây sức ép buộc phía Trung Quốc phải dừng mọi hành động vi phạm chủ quyền biển đảo. Đồng thời qua dư luận quần chúng, đạp tan âm mưu thủ đoạn của thế lực bành trướng Trung Quốc và các thế lực phản động khác về vấn đề Biển Đông. Đây cũng là thước đo tinh thần đoàn kết và là thước đo sự ủng hộ của quốc tế đối với chúng ta trong quá trình đấu tranh bảo vệ Biển Đông.
Thứ hai, Thực hiện đối ngoại nhân dân đâu tranh phản bác đập tan luận điệu, thông tin xuyên tạc, sai sự thật của Trung Quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước trên cơ sở phát huy vai trò của toàn dân trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, giải pháp ngoại giao là một lĩnh vực đấu tranh Việt Nam ưu tiên lựa chọn hàng đầu, nhất là trong đấu tranh phản bác lại luận điệu, thông tin xuyên tạc sai sự thật về biển, đảo của Trung Quốc và các thế lực thù địch.
Hoạt động ngoại giao được tổ chức ở nhiều cấp độ: Từ ngoại giao Đảng, ngoại giao Nhà nước đến ngoại giao nhân dân. Đối ngoại nhân dân được xác định là một trụ cột để phát huy sức manh cua toàn dân trên mặt trận ngoại giao. Trong lịch sử dân tộc nền ngoại giao nhân dân đã có những đóng góp không nhỏ vào sự thành công của cách mạng. Trước tình hình mới, đế nền ngoại giao nhân dân tiếp tục có những đóng góp thiết thực, hiệu quả bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất va toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và thực hiện nền ngoại giao nhân dân một cách linh hoạt, sáng tao ở nhiều hình thức, cấp độ. Phát huy khả năng ngoại giao của từng cá nhân, tổ chức, đoàn thể, từ trung ương, đến địa phương. Trong đó, cần chú trọng tranh thủ khả năng ngoại giao của những cá nhân, tổ chức có quan hệ, cô tiếng nói với nhân dân và chính quyền Trung Quôc và các nước khác, như: Nga, Ấn Độ, Anh, Pháp, Mỹ... để từ đó, nhân dân là cầu nối tuyên truyền cho thế giới hiểu đúng, ủng hộ cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trên Biển Đông. Thường xuyên, liên  tục và bền bỉ vận dụng linh hoạt, sáng tạo sức mạnh của nhân dân trên lĩnh vực ngoại giao đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.
Thứ ba, Phát động sức mạnh của nhân dân trong đấu tranh phản bác đập tan luận điệu, thông tin xuyên tạc, sai sự thật của Trung Quốc và các thế lực thù địch trên cơ sở lịch sử và luật pháp quốc tế
Cuộc đấu tranh của dân tộc ta là cuộc đấu tranh chính nghĩa “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” và như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn”. Đó chính là việc chúng ta phát động sức mạnh của nhân dân đấu tranh phản bác đập tan luận điệu, thông tin xuyên tạc, sai sự thật của Trung Quốc và các thế lực thù địch trên cơ sở lịch sử và luật pháp quốc tế chứ không phải là biểu dương lực lượng: Mít tinh, biếu tình, đạp phá trụ sở cơ quan ngoại giao, công ty của Trung Quốc.
Thứ tư, Xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước trên cơ sở độc lập, chủ quyền là thiêng liêng bất khả xâm phạm
Độc lập chủ quyền là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Song đoàn kết, hữu nghị, yêu chuộng hòa bình, trọng tình nghĩa là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, chúng ta ta tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ chủ quyền Biển Đông với tinh thần xây dựng, kế thừa tình hữu nghị “ bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Đòi hỏi từ hành động đến nhận thức của chúng ta là kiên quyết đấu tranh chống lại một bộ phận có tư tưởng hành động ngang ngược, hiếu chiến, bành trướng lãnh thổ trong chính quyền Trung Quốc chứ không phải chống lại toàn bộ nhân dân Trung Quốc. Cho nên, chúng ta phải kịp thời tổ chức công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những hành động quá khích như: Mít tinh, biểu tình, đạp phá cơ sở kinh tế của nhà đầu tư Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn chặn những hành động bạo lực, thù hằn đối với những du khách là người Trung Quốc.
Bên cạnh cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc, để khơi dậy và phát huy truyền thống hữu nghị, đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc, chúng ta tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa văn nghệ giữa nhân dân hai nước. Qua những hoạt động đó, phát huy vai trò của nhân dân trên cả 3 phương diện: Một là, qua đó để tuyên truyền, vận động nhân dân Trung Quốc hiểu và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng ta. Hai là, qua nhân dân để thể hiện thiện chí, mong muốn Nhà nước Trung Quốc sớm chấm dứt mọi hoạt động xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; tôn trọng, giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân hai nước đã từng có trong lịch sử. Ba là, thông qua nhân dân thể hiện quyết tâm kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc đến cùng với tinh thần của chủ tịch Hồ Chí Minh và truyền thống lịch sử dân tộc Việt Nam.
VTG./.

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương

    Trả lờiXóa