1. Gần đây, một số trang mạng có những bài viết xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ nói rằng, Hồ Chí Minh là một người theo chủ nghĩa dân tộc (CNDT) thuần túy, chứ không phải là vị anh hùng giải phóng dân tộc. Đây là một nhận thức phản động, hết sức sai lầm, cần phải phê phán.
Trong "Bách khoa toàn thư mở Wikiqedia" giải nghĩa về CNDT cùng không thỏa đáng, rắc rối, khó hiểu; một số sách, báo giải thích khác nhau về CNDT. Vậy trước hết phải hiểu cho đúng về CNDT. CNDT (dân tộc chủ nghĩa) là hệ tư tưởng và chính sách về vấn đề dân tộc của giai cấp tư sản. Thuật ngữ "CNDT" xuất hiện từ thế kỷ XVIII. Sáng thế kỷ XIX, nó đã trở thành phổ biến tới nhiều quốc gia. trong CNDT có CNDT vị chủng; CNDT lãnh thổ; CNDT tôn giáo; CNDT cánh tả; CNDT cực đoan; CNDT độc tài; CNDT công dân và CNDT tự do... Nói chung, CNDT là một thứ chủ nghĩa rất phức tạp. Nó chơi vơi về tư tưởng và ý thức hệ, nhưng chủ yếu là theo ý thức hệ tư sản phản động.
Căn cứ vào những điều kiện lịch sử cụ thể, CNDT có thể giữ những vai trò khác nhau trong sự phát triển của XH. Trong thời kỳ các nước châu Âu chuyển từ chế độ phong kiến sang CNTB, CNDT giúp cho việc thiết lập chế độ TBCN tiến bộ đối với thời đại lúc bấy giờ, nâng cao tinh thần giác ngộ về dân tộc của nhân dân, giúp cho một số dân tộc hình thành. Nhưng khi CNTB chuyển thành CNĐQ, thì CNDT nằm trong tay giai cấp tư sản phản động, trở thành hệ tư tưởng và chính sách nhằm củng cố sự thống trị của một dân tộc này đối với một dân tộc, gieo rắc sự bất hòa dân tộc và thù hằn chủng tộc. Trong khi gieo rắc hệ tư tưởng DTCN, giai cấp tư sản mong muốn lôi kéo những người lao động ra khỏi cuộc đấu tranh giai cấp chống bọn bóc lột, gây nên những thù hằn dân tộc và chủng tộc, giao rắc sự bất hòa giữa dân tộc này với dân tộc khác.
CNDT đối địch với mục đích cuối cùng của giai cấp công nhân là thủ tiêu sự bóc lột và xây dựng CNXH trên đất nước của họ.
Một trong những hình thức của CNDT là "CNCS dân tộc", phủ nhận kinh nghiệm xây dựng CNXH ở các nước XHCN, đồng thời, chủ trương đối lập giữa nước XHCN này với nước XHCN khác, đối lập giai cấp công nhân ở nước này với giai cấp công nhân ở nước khác, đối lập ĐCS ở nước này với ĐCS ở nước khác. "CNCS dân tộc" mâu thuẫn với nhiệm vụ thống nhất những lực lượng XHCN, và vì thế, nó được các nhà tư tưởng của CNĐQ ủng hộ bằng mọi cách. Vì vậy, các ĐCS chống lại CNCS dân tộc, đấu tranh để củng cố sự thống nhất về tư tưởng giữa các nước XHCN.
2- Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng giải phóng dân tộc, muốn đánh đuổi thực dân, giải phóng đồng bào, đã vượt trùng dương sóng gió, đi ra nước ngoài, khảo sát tình hình, tìm tòi một con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam. Người không dính dáng gì đến chủ nghĩa dân tộc. Người ra đi còn để trả lời câu hỏi mà nhân dân ta lúc ấy đang đặt ra là đánh đuổi thực dân bằng con đường nào thì thành công? sự nghiệp nâng tầm tư tưởng của Người bắt đầu từ giờ phút thiêng liêng đó. Người ra đi cứu nước chẳng phải thay mặt cho một tổ chức, một đoàn thể nào, mà chỉ với tư cách của một người dân mất nước đi tìm con đường đúng để giành lại nước. Hành trang của Người lúc lên đường chẳng có gì ngoài bầu nhiệt huyết yêu nước sục sôi trong trái tim, khối óc của Người, đã đưa Người tới sự nghiệp vĩ đại: giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào. Người xuất hiện đúng lúc khi loài người trên hành tinh đang chuẩn bị bước sang một bước ngoặt mới có tính chất thời đại.
Khi Người ra đi, đồng bào của mình đã bao phen đẫm mau và nước mắt trước cảnh xích xiềng, tù đày sau những cuộc nổi dậy chống xâm lược. dân tộc chưa hết giặc giã đã lại đến thiên tai, làm xói mòn biết bao đất đai trù phú và những giá trị tinh thần của dân tộc; lưỡi gươm đẫm máu của tên thực dân và chiếc gậy tầm sét của thiên lôi luôn luôn là mối hiểm nguy thường trực đối với đất nước.
trong lúc dân tìh điêu đứng thì "các bậc đại thần ăn dầm nằm dìa ở chốn triều đìnhchỉ biết qua lệ cho xong việc; quan lại ở các tỉnh thì chỉ lo cho vững thân thế mà hà hiếp, bóp nặn ở chốn hương thôn; đám sĩ phu thì ganh đua nhau vào con đường luồn cúi, nịnh hót, không còn biết liêm sỉ là gì. Đến bây giờ thì thế sự hư hỏng, nhân dân lìa tan, phong tục suy đồi, lễ nghĩa bại hoại". Đó là tiếng kêu bi thương đầy phẫn uất của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh (Phan Chu Trinh) trong Thư gửi Toàn quyền Đông Dương, năm 1906. Cụ căm giận cái triều đình phong kiến Việt Nam mục ruỗng. Cụ muốn đánh đổ nó trong lúc tên thực dân khát máu lại muốn dựa vào nó để mưu đồ trên mảnh đất Đông Dương.
xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX có thể ví như con chim trúng thương, rã cánh, bị bầy diều hâu thi nhau rỉa rói. nhân dân lao động gầy gò, rách rưới, đói khát, quằn quại dưới ngọn roi của "ông chủ" thực dân. Albert Sarraut, Toàn quyền Đông Dương thời đó trịch thượng tuyên bố: "Người thợ nặn muốn nặn ra hình người, thì cần phải có đất sét, có đất rồi mới nặn thành người được. Xã hội An Nam cũng ví như đất, con người Pháp ví như người thợ nặn. Cái tay nước Pháp lấy cái đất nước Nam ấy mà nặn ra người có nhân cách để giữ được quyền lợi, vì đã có luật pháp cao hơn mà che chở cho. Rõ ràng, họ xúc phạm dân tộc ta bằng sự khinh miệt.
Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh) rất lo lắng tới vận mệnh chung của dân tộc. Người suy tư, trăn trở. Sang Đông Kinh ư? Cửa thành đã đóng từ năm 1908. Vả lại, Người cũng không có ý định "đổ bộ" vào quân đảo Phù Tang (Nhật Bản) từ mấy năm trước, vì Người cho rằng, dựa vào Nhật để đánh Pháp, có khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau".
Người cũng không hướng về phía Bắc. Lá cờ cải lương tư sản của Trung Hoa hồi cuối thế kỷ XIX đã không còn sức hấp dẫn đối với Người.
Vậy còn con đường nào nữa để giải phóng dân tộc. Đây chính là lúc bối rối nhất của các bậc sĩ phu. Ta hãy nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về thời kỳ này: "nhân dân Việt Nam - trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi - lúc này thường tự hỏi nhau rằng, ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của người Pháp. Người này nghĩ là Nhật. Người khác nghĩ là Anh. Có người khác nữa nghĩ là Mỹ. Tôi thì tôi thấy phải đi ra nước ngoài để xem cho rõ". Và Người đã đi tới nhiều nước để xem cho rõ.
Trên bước đường đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy chủ nghĩa Mác - Lênin. Người đã xem đây là con đường cứu nước duy nhất đúng vì nó nhằm giải phóng xã hội loài người. Người đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam để đề ra đường lối cách mạng giải phóng dân tộc nhằm giải quyết vấn đề dân tộc với giai cấp độc lập dân tộc gắn với CNXH, dân tộc gắn với thời đại, dân tộc với dân chủ, nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh áp dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam để đề ra đường lối cách mạng đúng, thể hiện việc xác định cách mạng là đổi mới, chân lý là cụ thể; ở sự lựa chọn con đường cứu nước mới; ở việc Người rất kiên quyết và sớm đưa CNXH vào các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có VN; ở việc tạo dựng nước VN mới, dân chủ, cộng hòa; ở việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, vì một nền hòa bình và dân chủ trên toàn thế giới; ở nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mọi hoàn cảnh; ở tầm nhìn thời đại; ở Việt Nam xây dựng Đảng Cộng sản.
Đó là những vấn đề cốt lõi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mọi mưu toan gán cho Chủ tịch Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa dân tộc nhất định sẽ thất bại.
Chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt phân tích và nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền, lừa bịp của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ và vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng
Trả lờiXóa