Trong những ngày qua, trên trang mạng “Danlambao” đã đăng tải
bài viết “Đất nước Việt Nam hôm nay còn hay mất?” của bút danh Nguyễn Dân.
Xuyên suốt bài viết này là sự vay mượn, lắp ghép khập khiễng, lố bịch không
đúng với thực tiễn lịch sử Việt Nam nhằm xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ Chủ tịch Hồ
Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ nhất, Nguyễn Dân đã xuyên tạc, vu khống Đảng, Nhà nước
Việt Nam phá hoại quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Nguyễn Dân cho rằng: Đảng và Nhà nước Việt Nam sẵn sàng bỏ
qua Tổ Quốc Việt Nam để “hứa hẹn: VN là chư hầu – một tỉnh – thống thuộc nước
TQ, thời gian 30 năm, đến năm 2020?”, Y còn cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam
“hèn với giặc, ác với dân”…Đây rõ ràng là luận điệu của những kẻ phản động, hại
nước, hại dân, cố tình xuyên tạc vu khống Đảng, Nhà nước ta và phá hoại mối
quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh,
ngay từ khi mới ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu, lý tưởng của
Cách mạng Việt Nam đó là “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Bởi vậy, Đảng
đã lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ
giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc đưa đất nước phát triển theo con đường
xã hội chủ nghĩa, từng bước hiện thực hóa mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam vẫn nhất quán đường lối
đối ngoại trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Thông qua các chuyến thăm hữu
nghị, các cuộc hội đàm song phương, các cuộc gặp gỡ tại các diễn đàn thế giới,
khu vực… quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác định từ “láng giềng hữu
nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm 1999) đến
“láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (năm 2005) và “đối tác
hợp tác chiến lược toàn diện” (năm 2008). Một trong những bằng chứng nổi bật về
thành tựu trong quan hệ chính trị – ngoại giao Việt – Trung là hai nước đã giải
quyết được hai trong ba vấn đề bất đồng quan trọng liên quan đến biên giới –
lãnh thổ: Ký kết Hiệp định biên giới trên đất liền vào năm 1999 và đã hoàn
thành công tác phân giới cắm mốc trên đất liền (năm 2008); ký Hiệp định phân định
Vịnh Bắc Bộ (năm 2000); ký Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ (năm 2004)…
Quan hệ kinh tế, thương mại Việt – Trung theo đó cũng có sự
phát triển vượt bậc. Với hơn 50 hiệp định hợp tác kinh tế hoặc có liên quan đến
kinh tế và khá nhiều thỏa thuận cấp nhà nước, Trung Quốc trở thành một trong những
đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Đến hết năm 2010, kim ngạch mậu dịch
hai nước đã đạt trên 30 tỷ USD và năm 2015 con số này vượt 50 tỷ USD. Hai nước
đã nâng kim ngạch thương mại song phương lên đến hơn 100 tỷ USD vào năm 2018.
Song song với sự phát triển vượt bậc trong quan hệ kinh tế, các hoạt động
trên lĩnh vực quân sự, văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ và du lịch cũng
diễn ra tốt đẹp. Sự hợp tác, giao lưu quân sự, văn hóa cũng góp phần đắc lực để
hai dân tộc Việt – Trung thấu hiểu nhau hơn, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ chính trị,
kinh tế, ngoại giao, là cầu nối vững chắc cho các mối quan hệ khác không ngừng
nâng cao cả về chất và lượng. Chúng ta không phủ nhận trong quan hệ giữa Việt
Nam và Trung Quốc cũng còn tồn tại những bất đồng cần giải quyết, song điều này
hoàn toàn không như những gì mà Nguyễn Dân xuyên tạc.
Thứ hai, Nguyễn Dân không thể phủ nhận giá trị trường tồn Di
chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện có giá trị vô
cùng to lớn đối với quá trình cách mạng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam trên nhiều phương diện, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra
phương hướng cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và trong tương lai, đặc biệt là
quan hệ với các Đảng Cộng sản anh em, các nước xã hội chủ nghĩa. Ở vấn đề này,
khi hệ thống chủ nghĩa xã hội có nhiều biến đổi, nhất là những diễn biến phức tạp
trong khu vực và thế giới gần đây càng cho chúng ta thấy Di chúc của Người có ý
nghĩa thời sự sâu sắc.
Di chúc thể hiện cô đọng và sâu sắc những tư tưởng đổi mới của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam, xuất phát từ
thực tiễn Việt Nam. Người đã căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta những việc to lớn,
hệ trọng, cần làm sau khi đất nước thống nhất.
50 năm qua, Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn là nguồn cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy tinh
thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, vượt qua thử thách, giành những thắng
lợi vẻ vang, đưa cả nước bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Thế nhưng với những lời lẽ sặc mùi phản động và thù địch, Nguyễn
Dân lại cho rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Một thần tượng chẳng ra gì, bắt buộc
toàn dân sùng bái?”. Với những lập luận của mình, Nguyễn Dân đã bộc lộ bản chất
xấu độc, nham hiểm của Y. Đó chính là những suy nghĩ và hành động vô liêm sỉ của
một kẻ không hiểu biết về lịch sử, không có tình yêu quê hương, đất nước.
Những bài viết cố tình xuyên tạc, bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí
Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam như bài viết của Nguyễn
Dân cần phải được đấu tranh, phản bác./.
Chúng ta phải tích cực và thẳng thắn vạch trần bộ mặt thật nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận chính xác ở các tài khoản của bọn chúng.
Trả lờiXóa