Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

SỰ VÔ MINH CỦA KẺ ĐỘI LỐT TRI THỨC

Thời gian vừa qua trên trang mạng xã hội Danlambao xuất hiện nhiều bài viết của Phạm Văn đề cập đến vấn đề giáo dục Việt Nam. Mới xem qua các bài viết của Phạm Văn, có người sẽ lầm tưởng rằng, đây là một trí thức “thực thụ”, vì những bài viết này để cập đến nhiều thuật ngữ mang tính chất hàn lâm như: “triết lý”, “triết lý giáo dục”, “triết lý giáo dục Việt Nam”… Nhưng khi đọc kỹ một chút thì mọi người sẽ nhận ra ngay, đây không phải là ngôn từ của một trí thức “thực thụ”, không phải mục đích là vì một nền giáo dục Việt Nam phát triển, mà đó là ngôn từ của một kẻ phản động, đang cố tình xuyên tạc câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”, để bôi nhọ, xúc phạm Người, hòng chống phá sự nghiệp cách mạng của Việt Nam; càng đọc, càng thấy sự vô minh của kẻ đội lốt trí thức.
Sự vô minh của Phạm Văn được thể hiện:
Một là, Phạm Văn đã hồ đồ khi cho rằng, mục tiêu giáo dục trong câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh là mơ hồ
Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy sự quan tâm, động viên, khích lệ đối với người học, vừa đánh giá đúng công sức học tập của các em học sinh đối với sự nghiệp phát triển đất nước; đồng thời cũng chỉ ra mục tiêu của giáo dục Việt Nam nói chung và sự học tập của mỗi người nói riêng là phải xây dựng nên những con người mới phát triển toàn diện, những chủ nhân của đất nước. Chúng ta đều biết rằng, muốn có xã hội mới tốt đẹp thì cần phải có con người mới phát triển toàn diện, con người phát triển vừa là mục tiêu, vừa là chủ thể để xây dựng xã hội mới tốt đẹp. Muốn có con người mới phát triển toàn diện thì cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giáo dục là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Mục tiêu của giáo dục phải hướng vào xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, muốn làm được như vậy, bên cạnh việc phải có một phương hướng giáo dục đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, phù hợp với đặc điểm tình hình của đất nước, cần phải có đội ngũ những người làm công tác giáo dục có đủ tâm và tầm, phải xác định người học giữ vị trí trung tâm của quá trình giáo dục. Đồng thời, người học phải thấy được trách nhiệm của mình, không nỗ lực, ra sức học tập nâng cao trình độ mọi mặt để dần hoàn thiện bản thân để sau này làm việc, chăm lo cho bản thân, gia đình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; đồng thời, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là mục tiêu rất nhân văn, cao đẹp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra cho nền giáo dục Việt Nam, cũng như mỗi người học cần hướng tới. Vậy, đó có phải là mục tiêu “mơ hồ”, “nền giáo dục phi tự do, phản dân chủ” như Phạm Văn đã “xảo ngôn” không?
Hai là, Phạm Văn đã lập lờ đánh đồng giữa mục tiêu đưa dân tộc Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu với đưa dân tộc Việt Nam trở thành một “cường quốc” như Anh, Pháp, Mỹ
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra mục tiêu của giáo dục Việt Nam cũng như công sức học tập của các em học sinh là hướng tới xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân tộc Việt Nam phát triển, để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu. Nghĩa là phát triển đất nước Việt Nam toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục… làm cho vị thế của Việt Nam ngang hàng với các cường quốc trên thế giới. Ấy vậy mà Phạm Văn lại vu khống rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh “mong muốn tương lai dân tộc Việt Nam có thể trở thành một cường quốc như Anh, Pháp, Mỹ…”. Đến đây, chúng ta đã dần thấy rõ bản chất của kẻ vô minh đội lốt trí thức để xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn dân tộc Việt Nam phát triển để sánh vai với các cường quốc năm châu, chứ không phải để đưa Việt Nam phát triển theo cong đường tư bản chủ nghĩa. Theo đó, chúng ta cần kế thừa, tiếp thu những thành tựu về giáo dục của thế giới để vận dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm phát triển nền giáo dục nước nhà, hướng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sự nghiệp cách mạng của đất nước ta những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, trong đó có giáo dục, đào tạo. Cùng với các lĩnh vực khác, giáo dục, đào tạo đã góp phần quan trọng trong xây dựng con người mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, chúng ta cũng không phủ nhận bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác giáo dục, đào tạo vẫn còn những hạn chế, bất cập cần phải khắc phục.
Để nền giáo dục Việt Nam phát triển, góp phần xây dựng nên những con người mới có đầy đủ phẩm chất, năng lực để hiện thực hóa mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” có thể sánh vai với các cường quốc năm châu, một mặt phải kiên định và tiếp tục phát triển các giá trị của nền giáo dục Việt Nam, mặt khác, cần tích cực khắc phục những hạn chế, bất cập trong giáo dục, đào tạo thời gian qua, đồng thời tiếp thu, cập nhật các giá trị tiến bộ về giáo dục của thế giới. Cùng với quá trình đó, cần nâng cao cảnh giác và kiên quyết đấu tranh với những kẻ đội lốt trí thức để chống phá nền giáo dục Việt Nam, mà thực chất là chống phá Đảng, Nhà nước ta như Phạm Văn và đồng bọn của chúng./.

1 nhận xét:

  1. Bọn phản động thường dùng mọi thủ đoạn để xuyên tạc, bóp méo sự thật; nhằm mục đích chống phá Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy chúng ta phải tích cực đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của chúng.

    Trả lờiXóa