Social Icons

Pages

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

TƯ TƯỞNG TIẾN CÔNG TRONG KHỞI NGHĨA VŨ TRANG ĐƯỢC HỒ CHÍ MINH ĐỀ CẬP NHƯ THẾ NÀO?

Tư tưởng tiến công là nét đặc sắc trong truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đây cũng là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin khi đề cập về khởi nghĩa vũ trang: "Một khi đã bắt đầu khởi nghĩa thì phải hết sức quyết tâm hành động và dù sao cũng tuyệt đối phải chuyển sang tấn công. Phòng ngự là con đường chết của khởi nghĩa vũ trang". Tư tưởng đó được Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển một cách sáng tạo trong khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Việt Nam.

Người chỉ rõ: "Khởi nghĩa đã tung ra ban chỉ huy phải hết sức kiên quyết chỉ huy tiến công. Do dự một chút là thất bại. Muốn khởi nghĩa thắng lợi chỉ có một cách là tiến công, kiên quyết tiến công, tiến công mãi mãi". Người coi tư tưởng tiến công trong khởi nghĩa vũ trang là nguyên tắc, phương châm chỉ đạo chiến lược của khởi nghĩa vũ trang. Trên thực tế, nó đã biến thành quyết tâm của cả dân tộc khi điều kiện thời cơ tới, "dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng kiên quyết giành cho được độc lập". Đặc biệt Người nhấn mạnh, khởi nghĩa đã nổ ra chỉ có một cách tiến công và liên tục tiến công; tiến công mọi lúc, mọi nơi; tiến công bằng tất cả các  lực lượng (lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang), của các hình thức đấu tranh (đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự và sự kết hợp chặt chẽ của hai hình thức đấu tranh đó); càng trong khó khăn kịch liệt, càng phải quán triệt tư tưởng tiên công. Người đi đến kết luận: "chỉ có tiến công, không có thoái". Người quán triệt tư tưởng tiến công trong khởi nghĩa còn có nghĩa là, sau khi khởi nghĩa thắng lợi phải  thành lập ngay chính quyền cách mạng của nhân dân. Chính quyền đó có trách nhiệm thủ tiêu hoàn toàn bộ máy nhà nước cũ, diệt trừ bộn phản động, ban bố quyền tự do, làm chủ cho nhân dân, xây dựng củng cố quân đội để tiếp tục đấu tranh, gìn giữ và bảo vệ mọi thành quả của cách mạng.

1 nhận xét: