1. Có nhiều góc nhìn cho một vấn đề, sự việc là điều bình thường, nhất là trước mỗi xu hướng phát triển mới. Hiện nay, đã có trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm cả các quốc gia chưa giàu, đã ban hành các chiến lược, chương trình hành động liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh, nhiều nước cũng xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi số (là một nội dung cốt yếu trong việc tham gia CMCN 4.0).
Câu chuyện CMCN 4.0 ở VN đang bắt đầu. Khi VN ban hành quyết sách về CMCN 4.0, thực tế đã có những người suy nghĩ chủ quan, lạc quan tếu, nóng vội, duy ý chí, cho rằng 4.0 sẽ nhanh chóng, 4.0 sẽ xử lý tất cả mọi việc, mà chưa nhìn thấy những khó khăn, mặt trái mà 4.0 mang tới!!!
Bên cạnh, cũng xuất hiện những suy nghĩ, quan điểm rất thụ động, phủ nhận về cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam, cho rằng cuộc CMCN 4.0 là của người khác, hay của nước khác, hoặc là của nước phát triển, rằng Việt Nam cứ làm tốt 0.4 đã, cớ gì phải vội vàng mần 4.0???
Thậm chí có kẻ còn xuyên tạc phủ định mà chẳng cần nghĩ ngợi rằng, “Chẳng biết Bộ Chính trị và ông Trọng có nằm mơ hay không? Bởi vì với một chương trình phát triển mang đầy tham vọng như thế, các nhà làm chính sách ắt phải nghĩ đến cái vốn nhân lực.” Không lẽ người ta làm chính sách, dự án lại không nghĩ đến nhân lực, người làm ? Nói gần nói xa thì ra đây là lý do Phạm Nhật Bình muốn phủ định: “Nguồn vốn nhân lực phiêu bạt xứ người, lãnh đạo đất nước mãi mê ôm chặt lý thuyết chủ nghĩa Mác-Lê thì thử hỏi làm sao Việt Nam đạt được giấc mơ “sáng tạo hàng đầu Á Châu” trong khoảng 20 năm nữa?”, chưa hết PNB còn nói lấy được rằng “ông Trọng và phe nhóm chỉ tập trung vào chuyện “đốt lò” để tận diệt những phe nhóm khác hầu củng cố quyền lực độc tôn”!!!…
Xin thưa PNB nói sai toàn tập.
Thứ nhất, nguồn vốn nhân lực của VN lực lượng trí thức trẻ được đào tạo trong vào ngoài nước, hàng năm cung cấp bổ sung lực lượng cho các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, dự án kinh tế, các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…
Thứ hai, ai có hiểu biết lịch sử cận đại đều chứng kiến, chính chủ nghĩa Mác Lê đưa đến và đóng vai trò quan trọng hàng đầu làm nên Cách mạng Tháng Mười Nga 1917, tạo nên Cách mạng Tháng Tám 1945 ở một nước đang bị đô hộ để lập nên nền cộng hòa dân chủ Việt Nam… Chính chủ nghĩa Mác Lê đã làm nên một Liên Xô hùng cường với một nền khoa học kỹ thuật phát triển rực rỡ mà đỉnh cao là khoa học vũ trụ từ những năm giữa thế kỷ XX…
Thứ ba, việc “đốt lò” hay cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng thì nhà nước nào, quốc gia nào mà không phải làm? Hay các quốc gia khác trên thế giới chỉ làm kinh tế, chỉ phát triển khoa học mà không chống tham nhũng, hay chỉ chống tham nhũng vừa vừa thôi ???
2. Có phải đến bây giờ Đảng CS của VN mới đổi mới tư duy hay đổi mới tư duy được “nhắc đi nhắc lại nhiều lần” mà không thấy đổi mới?. Thực tế trong lịch sử phát triển, Đảng này đã thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém của mình trong thời khủng hoảng kinh tế để đổi mới tư duy kinh tế, chuyển đổi mạnh sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần từ hơn 30 năm qua. Và kết quả là cả thế giới đều được chứng kiến sự chuyển mình của Việt Nam, chứng kiến bức tranh đổi thay toàn diện của kinh tế – xã hội – đời sống xã hội, đất nước Việt Nam hiện nay.
Với CMCN 4.0, Đảng CS Việt Nam có quyết tâm cách tiếp cận mở, mạnh dạn sáng tạo, hành động và họ có cách hay là làm thí điểm. Họ xác định rõ nguồn lực ở đâu và hành động như thế nào (đó là chính sách để tạo vốn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hoàn thiện thể chế, mà sự phát triển công nghệ số và lực lượng sản xuất trong lĩnh vực này là một ví dụ điển hình của tác động chính sách, như sự có mặt và phát triển của các công ty trong nước và quốc tế tiêu biểu VNPT, Viettel, Qualcomm, Samsung, Vietcombank, ABB, FPT, SAP, CMC…).
Sự kiện Diễn đàn cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 đã cho thấy những thông điệp, đặc biệt là câu chuyện để từng người dân, từng doanh nhân-doanh nghiệp, hệ thống chính trị chuyển biến trong tiến trình 4.0?
Đảng CSVN cũng cho thấy họ đã xác định rõ những khó khăn, thách thức trong tiến trình 4.0, xác định rõ mức độ chủ động tham gia CMCN 4.0 của nước này còn thấp, thể chế chính sách còn những bất cập, xếp hạng chung về đổi mới thể chế của quốc gia ở mức trung bình (2018, WEF đánh giá VN đạt 50/100 điểm, xếp hạng 94/140 quốc gia). Nên các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước CSVN đã đúng khi xác định “chủ động thích ứng và tham gia vào CMCN4.0”, tận dụng ưu thế của nước phát triển sau, tác động nhận thức, hành động từ các cấp lãnh đạo cao nhất.
VN đã có khoảng 30 địa phương phê duyệt và triển khai các dự án, đề án phát triển đô thị thông minh với kết quả ban đầu đáng ghi nhận; với nhiều yếu tố thuận lợi để có thể vượt Thái Lan – trở thành nền kinh tế có giá trị thương mại điện tử lớn thứ hai khu vực, chỉ sau Indonesia hay việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt…
Họ cũng đã xác định, kể cả không có CMCN 4.0 thì vấn đề giáo dục càng cần phải làm tốt hơn, rồi không chỉ có trách nhiệm giải quyết các vấn đề của Việt Nam mà còn có trách nhiệm giải quyết cả các vấn đề thế giới…
3. Không thể không thừa nhận Việt Nam đang có những nhà lãnh đạo được dân chúng mến mộ như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với chiến dịch “đốt lò” kiên trì, thông điệp quy định chống chạy chức, chạy quyền, nghị quyết về cách mạng CN 4.0, cùng với quyết tâm xây dựng hạ tầng an toàn thông tin, an ninh mạng, các nền tảng kết nối và đào tạo…
Nhiều chuyên gia quan sát đánh giá là họ đang đi đúng hướng và sớm muộn họ sẽ thành công với CMCN 4.0…/.
Tự hào là người Việt Nam
Trả lờiXóa