Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU PHỦ NHẬN CÁC GIÁ TRỊ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC


Xuyên tạc tình hình giáo dục là âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị nhằm phủ nhận thành tựu xây dựng đất nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực hiện âm mưu thâm độc này, gần đây một số phần tử thù địch, cơ hội chính trị núp dưới chiêu bài bàn luận về triết lý giáo dục Việt Nam đã tung lên không gian mạng những luận điệu phủ nhận giá trị giáo dục truyền thống của dân tộc đã và đang được kế thừa, phát triển trong chủ trương, đường lối, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Điển hình là, ngày 29.7.2019, trên trang mạng danlambao.blogspot.com có bài viết với tiêu đề “Triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay” của kẻ có bút danh Phạm Văn.

Trong bài viết này, Phạm Văn không chỉ phủ nhận thành tựu nền giáo dục Việt Nam mà còn đưa ra những luận điệu phủ nhận những giá trị giáo dục truyền thống của dân tộc ta đã và đang được nền giáo dục của Việt Nam kế thừa. Phạm Văn nêu lên rằng, trong nhiều trường học, lớp học ở Việt Nam hiện nay có viết – vẽ, treo đủ loại băng biển, khẩu hiệu thể hiện các “triết lý giáo dục” như “tiên học lễ hậu học văn”, “tôn sư trọng đạo”,… và cho đó là những khẩu hiệu mơ hồ, hỗn loạn, tùy hứng, tầm thường, bần tiện,… Hơn nữa, từ đó y quy kết, xuyên tạc thực trạng nền giáo dục Việt Nam là thảm hại, đội ngũ nhà giáo và người làm công tác giáo dục nói chung ở Việt Nam là “mất trí, mất dạy”,…
Có lẽ sự hận thù chế độ đã làm cho Phạm Văn mới là người ngu tối, mất trí, mất dạy,… nên không hiểu được những giá trị giáo dục truyền thống của dân tộc Việt Nam. Phương châm giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn” là sự phối hợp giữa giáo dục đạo đức và truyền thụ tri thức, đề cao giáo dục đạo đức. Đây là nguyên tắc đào tạo ưu việt mà ông cha ta đã đúc kết. Ngày nay phương châm “Tiên học lễ, hậu học văn” vẫn nguyên giá trị.
“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống đạo lý mang đậm giá trị nhân văn của dân tộc Việt Nam. Truyền thống này cũng đã được ông cha ta tạo dựng, bồi đắp từ ngàn xưa cho đến nay. Trải qua thời gian, dù xã hội có phát triển và đổi thay thì truyền thống ấy vẫn là một nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Trong xã hội xưa, người thầy được coi là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách để học trò học, noi theo thầy mà trở thành người có đức, có nhân, có tài để đứng ra giúp nước. Có nhiều câu tục ngữ, ca dao xưa mang ý nghĩa răn dạy con người về vai trò của người thầy: “Không thầy đố mày làm nên”, “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy”, “Trọng thầy mới được làm thầy”…
Trong xã hội ngày nay, người thầy vẫn có vị trí đặc biệt quan trọng trong xã hội. Bởi lẽ, dù là xã hội có phát triển như thế nào đi nữa, người thầy vẫn luôn là biểu tượng cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và là người truyền vào tâm hồn học trò những điều tốt đẹp, gieo mầm thiện để nhân lên những điều thiện trong tâm căn mỗi học trò. Dù các phương tiện trong quá trình giáo dục có hiện đại, tối tân đến đâu cũng chỉ là phương tiện mang tính hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của người thầy. Người thầy là người truyền lửa ham học cho học trò, khơi lên trong các em những ước mơ, hoài bão để thổi bùng lên những khát vọng cao đẹp trong tương lai. Thầy là người định hướng tri thức để học trò khám phá, tìm tòi tri thức,… Chúng ta không né tránh những khuyết điểm, hạn chế còn tồn tại trong nền giáo dục nước nhà, nhưng những thành tựu của Việt Nam trong giáo dục, đào tạo là không thể phủ nhận. Đó chính là minh chứng rõ nhất cho tín h đúng đắn của “triết lý giáo dục” Việt Nam.
Như vậy, những luận điệu của Phạm Văn xuyên tạc những giá trị giáo dục truyền thống của dân tộc đã và đang được nền giáo dục Việt Nam hiện nay kế thừa là hoàn toàn sai trái. Điều này không có gì khác hơn là sự phủ nhận các giá trị giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chúng ta cần cảnh giác với luận điệu này./.


1 nhận xét:

  1. Mỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các phần tử cơ hội chính trị.

    Trả lờiXóa