Trước yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới,
Đảng ban hành Quy định kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy
chức, chạy quyền là hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng lực của Đảng cầm
quyền, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh.
Ngày 23-9-2019, thay
mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy
định số 205-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống
chạy chức, chạy quyền.
Quy định này là phương thức, giải pháp để kiểm
soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, là bước cụ
thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị về xây dựng Đảng.
Tuy nhiên, lợi dụng việc này, các thế lực thù
địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lại gia tăng xuyên tạc, chống phá trên
các phương tiện truyền thông quốc tế, blog hải ngoại, mạng xã hội.
Đài Á châu tự do và nhiều trang mạng chống phá
đăng tải loạt bài với mục đích chính trị, hướng lái cách mạng Việt Nam rằng “Bỏ
độc quyền lãnh đạo mới có thể chấm dứt nạn đảng viên tha hóa”, họ hà hơi tiếp
sức cho nhiều phần tử phản động lưu vong, cơ hội chính trị trong nước thể hiện
quan điểm xuyên tạc rằng: Hiến pháp đã thể hiện mầm mống và bắt đầu của sự suy
thoái, đó là Điều 4 khi cho phép đảng lãnh đạo độc quyền và tuyệt đối.
Và bản thân bất kể những cái gì độc quyền sẽ trở
nên lạm quyền và lạm quyền thì tất yếu sẽ dẫn đến sự suy thoái. Họ cũng quy
kết, sự độc quyền quá lâu, thiếu minh bạch trong một thời gian dài nên dẫn tới
tình trạng phổ biến là tha hóa đạo đức của cán bộ lãnh đạo.
Rồi cho rằng, đây là vấn đề mang tính bản chất
của chế độ, vì không có đối trọng quyền lực, không có giám sát, kiểm soát một cách
độc lập, khách quan thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự lạm quyền và tha hóa. Hay Quy
định này là cơ hội để thanh trừng nội bộ, loại trừ phe nhóm, để hủy diệt đối
với những người có khả năng tranh giành quyền lực… Để kết thúc, họ kết luận
“Trong Đại hội XIII sắp tới, nếu không tỉnh ngộ và có những thay đổi về đường
lối (cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội) thì Việt
Nam cứ trượt dài theo con đường cũ, ngày càng mất niềm tin, rối loạn xã hội
ngày càng tăng”.
Khi nghiên cứu về vấn đề kiểm soát quyền lực có
thể thấy, mặc dù còn có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp, cách thức,
tính chất được quy định trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, nhưng nhiều
học giả quốc tế và trong nước đều thống nhất cho rằng kiểm soát quyền lực nhà nước
đóng vai trò quan trọng và là tất yếu. Không quốc gia nào có thể phát triển
nhanh, ổn định và bền vững nếu quyền lực nhà nước không được kiểm soát và đảm
bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng lạm
quyền, tha hóa quyền lực vẫn luôn tiềm ẩn và thường xuyên xảy ra ở bất kỳ quốc
gia nào cho dù thể chế chính trị có khác nhau.
Trong một hội thảo quốc tế về kiểm soát quyền
lực và phòng chống tham nhũng (của Viện Nghiên cứu lập pháp - Quốc hội), bà
Eleanor Valentine, chuyên về xây dựng và phát triển năng lực Nghị viện Hoa Kỳ
cho biết, ngay cả ở Mỹ cũng luôn nỗ lực phòng chống tham nhũng, đây là nhiệm vụ
phải được thực hiện một cách toàn diện và tổng thể, bắt đầu từ những bước phòng
ngừa và tăng cường giám sát là vô cùng quan trọng. Chính phủ có vai trò quan
trọng trong việc đề xuất, soạn thảo và hướng dẫn thi hành luật như ở Việt Nam.
Hay trong công trình nghiên cứu và cuốn sách
“Quyền lực chính trị và kiểm soát dân chủ ở Anh”, nhà nghiên cứu - học giả
Stuart Weir và David Beetham rút ra kết luận, trong hệ thống chính trị ở Vương
quốc Anh, kiểm soát quyền lực là phương thức tốt để đảm bảo chuẩn mực của nền
dân chủ xã hội…
Nói như thế để thấy, kiểm soát quyền lực, phòng
chống tham nhũng, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, xa rời
chuẩn mực của cán bộ, công chức là vấn đề được hầu hết các quốc gia quan tâm và
có thiết chế quy định.
Do vậy không thể nói, sự tha hóa của cán bộ,
đảng viên là bản chất của thể chế chính trị ở Việt Nam, việc ban hành Quy định
kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền là cơ
hội để thanh trừng nội bộ, loại trừ phe nhóm, để hủy diệt đối với những người
có khả năng tranh giành quyền lực… như những quy kết xuyên tạc, ác ý của những
phần tử nói trên.
Ở một phương diện khác, thực tiễn đã chứng minh,
người ta không thể nói ở các nước đa đảng thì đảm bảo vấn đề dân chủ, nhân
quyền hơn ở các nước có một đảng (như ở Việt Nam) lãnh đạo; ngược lại cũng
không thể khẳng định ở các quốc gia có một đảng duy nhất lãnh đạo lại dân chủ,
đảm bảo vấn đề quyền con người hơn ở các nước đa đảng. Vấn đề dân chủ, nhân
quyền, thể chế chính trị một đảng hay đa đảng, nhất nguyên hay đa nguyên ở mỗi
nước là tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, điều kiện lịch sử, văn hóa, chính
trị, xã hội và thực tiễn lịch sử dân tộc, con đường cách mạng vô sản, độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của lịch sử, của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và của dân tộc Việt Nam. Đây là con đường cách mạng chân chính,
tiến bộ, phù hợp với quy luật phát triển khách quan, đáp ứng được yêu cầu mong
mỏi của nhân dân.
Hơn nữa, Đảng là đội quân tiên phong của giai
cấp công - nông, tầng lớp trí thức, Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi
ích của dân tộc và nhân dân, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Do vậy việc Hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước và xã hội trong Điều 4 - Hiến pháp 2013 là hiển nhiên, phù hợp với tư cách
là một đảng chính trị cầm quyền và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó không thể phủ nhận, dưới tác động
mặt trái của cơ chế thị trường, một số cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn
luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá
nhân, bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm bổn phận của
mình trước Đảng, trước dân; việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ còn nể nang,
cục bộ; một số cơ chế chính sách đề bạt, bổ nhiệm chưa công bằng, chưa đầy đủ…
Để đáp ứng yêu của thời kỳ cách mạng mới, nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, việc hoàn thiện chủ trương, đường lối,
quy định nói chung và ban hành Quy định kiểm soát quyền lực trong công tác cán
bộ theo hướng hoàn thiện, bổ sung, cụ thể hóa các Nghị quyết Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững
mạnh là hoạt động bình thường, cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Nói như thế để thấy, các luận điệu trên là suy
diễn, xuyên tạc của những đối tượng cơ hội, phản động, có nhiều hoạt động chống
phá cách mạng Việt Nam, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, nhân dân, của
Đảng, Nhà nước. Vậy âm mưu, thủ đoạn của chúng là gì?
Một là, mục đích của họ là xóa bỏ Điều 4 – Hiến
pháp 2013 quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước
và xã hội, hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật. Từ đó lật đổ sự lãnh
đạo của Đảng với nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và Cương lĩnh, chủ trương, đường lối của Đảng.
Hai là, cổ xúy, thúc đẩy từ bỏ con đường cách
mạng xã hội chủ nghĩa, hướng lái theo con đường tư bản chủ nghĩa, theo hướng đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập, “xã hội dân sự” ở Việt Nam. Ba là, tạo cớ
diễn biến tình hình chính trị ở nước ta, cố tình xuyên tạc công tác cán bộ theo
kiểu “tung hỏa mù”, “khuấy nước đục, ngư ông đắc lợi” để tạo ra nhận thức sai
lệch trước thềm Đại hội XIII của Đảng.
Từ đó tạo ra sự hoang mang, dao động, làm suy
giảm niềm tin của nhân dân vào thể chế chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong nội bộ.
Đây là âm mưu diễn biến hòa bình với thủ đoạn
tinh vi, thâm độc. Cán bộ, đảng viên, nhân dân cần tỉnh táo, cảnh giác, đấu
tranh làm thất bại âm mưu nguy hiểm này.
Các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng các vấn đề chính trị, xã hội nhạy cảm, phức tạp, thu hút sự quan tâm để tuyên truyền, kích động chống Đảng, Nhà nước. Vì vậy chúng ta phải đề cao cảnh giác.
Trả lờiXóa