Quan điểm kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng,
an ninh được xuất phát từ truyền thống dựng nước phải đi đôi với giữ
nước của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm qua lịch sử.
Những năm gần đây, với sự nỗ lực của các cấp,
các ngành, các địa phương, sự tham mưu đúng, trúng của các cơ quan, đơn vị
thuộc LLVT, công tác kết hợp kinh tế với quốc phòng từ cấp vĩ mô đến vi mô đã
thu được những kết quả rất đáng khích lệ. Chính từ sự kết hợp đó đã giúp cho
đất nước ta luôn ổn định về chính trị, giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo đảm tốt
trật tự an toàn xã hội, không ngừng mở rộng các quan hệ đối ngoại, nâng cao đời
sống vật chất cho người dân….
Đối với các địa phương, nhận thức của đội ngũ cán bộ chủ trì cũng
đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống văn bản lãnh đạo, chỉ đạo việc phát
triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng, an ninh đã được ban hành có tính
thường kỳ. Nhiều địa phương đã cố định một tỷ lệ ngân sách, bố trí diện tích tự
nhiên để xây dựng các công trình quân sự, quốc phòng, xây dựng căn cứ chiến đấu
trong khu vực phòng thủ.
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cũng thấy nổi lên một số vấn đề, đó là
vẫn còn một số người cho rằng hiện nay chỉ cần tập trung phát triển kinh tế,
nâng cao thu nhập là được, còn chiến tranh chưa xảy ra nên chưa cần đầu tư
nhiều nguồn lực vào công tác quốc phòng. Nguyên nhân dẫn đến nhận thức sai lệch
này là do hiểu không đúng về vai trò, mối quan hệ của kinh tế đối với quốc
phòng, quốc phòng đối với kinh tế trong một quốc gia độc lập, thống nhất có chủ
quyền. Do đó họ muốn tách rời quan hệ kinh tế với quan hệ quốc phòng, tách rời
việc tạo tiềm lực kinh tế với tạo tiềm lực quốc phòng. Chính từ nhận thức trên
đã dẫn đến những hiện tượng, hành vi có tác động xấu tới việc kết hợp kinh tế
với quốc phòng trong thực tiễn, đó là: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về
đầu tư phát triển KT-XH ở một số địa phương chưa thật hợp lý, còn nhằm vào lợi
ích cục bộ là một hiện tượng rất đáng báo động, bởi đây cũng là gốc rễ sinh ra
sự thiếu công bằng trong xã hội, là một phần nguyên nhân của hiện tượng khiếu
nại, tố cáo vượt cấp, và điều nguy hại là nó sẽ gây ra những hệ lụy rất khó
khắc phục trong thực tiễn. Hiện nay đang tồn tại hiện tượng cố tình làm sai các
hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chức năng và cơ quan cấp trên trong lĩnh vực kết
hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, thể hiện rất rõ trong lĩnh vực xây dựng cơ
bản, lĩnh vực khai thác du lịch, khoáng sản... Vì vậy, nhiều công trình khi xây
dựng lên đã uy hiếp sự an toàn của mục tiêu cần bảo vệ hoặc vì lợi ích kinh tế
nên có những địa phương đã cấp phép cho các doanh nghiệp xây dựng và khai thác
dịch vụ du lịch vào các vị trí quan trọng trong thế trận phòng thủ ở địa
phương. Có hiện tượng cán bộ nhận thức lơ mơ cả về lý luận và thực tiễn đối với
quan điểm kết hợp kinh tế với quốc phòng. Do đó khi thực hiện nhiệm vụ đã không
thể làm tròn trách nhiệm, hoặc không biết mình làm sai. Nguyên nhân của hiện
tượng này là do cán bộ không chịu học tập, nghiên cứu về chủ trương, đường lối
của Đảng trong lĩnh vực kết hợp kinh tế với quốc phòng, nên không hiểu được căn
nguyên, gốc rễ vấn đề, làm việc theo cảm tính, thiếu căn cứ lý luận và không
phù hợp với thực tiễn. Một phần khác là do các thế lực thù địch lôi kéo, gây
nhiễu loạn thông tin, khiến cho một số cán bộ không phân biệt được lợi và hại,
chỉ nhìn một chiều, nên khi hoạch định chính sách, triển khai chính sách phát
triển KT-XH, hoặc giám sát thực hiện... đều dễ mắc sai lầm, tiến hành các dự
án, đề án theo kiểu đơn lẻ, thiển cận, thiếu sự quan sát, gắn kết có tính tổng
quan giữa phát triển KT-XH với củng cố quốc phòng, an ninh..
Khắc phục hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong lĩnh
vực kết hợp kinh tế với quốc phòng là việc bắt buộc phải làm. Cần phải làm cho
mọi cán bộ và nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc kết hợp kinh tế
với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, từ đó xác định rõ trách nhiệm, bổn phận
của mình trong thực hiện chủ trương trên. Vì vậy, phải tiếp tục tăng cường công
tác tuyên truyền, nêu bật các điển hình tích cực, đồng thời cũng chỉ rõ các
hành vi tiêu cực trong lĩnh vực này. Các cơ quan chức năng cần tiếp tục hoàn
thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm cho hệ thống văn bản này
luôn thống nhất với quan điểm, đường lối của Đảng, tạo cơ sở vững chắc và tính
chặt chẽ trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ kết hợp kinh tế với quốc phòng. Các
văn bản trước khi ban hành phải được rà soát, loại bỏ mọi kẽ hở có thể tạo ra
lợi ích cục bộ cho một ngành, hoặc một nhóm người. Công tác kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các dự án, đề án phát triển KT-XH cần được tiến hành nghiêm túc,
liên tục, từ khâu xét duyệt cho đến lúc triển khai thực hiện và hoàn thành, tất
cả các khâu, các bước phải luôn gắn kết với yếu tố bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Mọi hành vi sai trái, đi ngược lại quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của
Nhà nước đều phải bị nghiêm trị theo đúng quy định của pháp luật.
Trên thế giới hiện nay, hầu hết các cường quốc về kinh tế thì đều
là các cường quốc về quân sự, quốc phòng, điều đó chứng tỏ kinh tế và quốc
phòng là hai thực thể không thể tách rời. Việc Đảng ta đề ra và kiên quyết,
kiên trì với quan điểm kết hợp giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng,
an ninh là phù hợp cả về mặt lý luận và thực tiễn khách quan. Kinh tế không phát
triển thì không có nguồn lực cho quốc phòng vững mạnh, ngược lại quốc phòng
không vững chắc thì không có chỗ dựa cho KT-XH phát triển. Cha ông chúng ta từ
xa xưa đã dạy “Thái bình nên gắng sức/Non nước vững nghìn thu”, “giữ nước từ
khi nước chưa nguy”... Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện “bảo
vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”, “xây dựng phải đi đôi với bảo vệ”... Đó chính là
những khái quát ở tầm mức cao về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong thời đại ngày
nay mà cụ thể hóa nó chính là kết hợp kinh tế với quốc phòng. Do vậy, không có
lý do gì để quan niệm phát triển kinh tế không gắn kết với quốc phòng, an ninh
tồn tại trong tư duy, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam.
Bài viết rất ý nghĩa, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa