Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA "BỆNH CÔNG THẦN"


Những ngày vừa qua, bài báo "Cảnh giác với bệnh công thần và kiêu ngạo cộng sản" của Báo Quân đội nhân dân đã nhận được sử hưởng ứng, đồng tình của dư luận xã hội; được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội và là một tiếng chuông cảnh tỉnh những người đã và đang "mắc bệnh" này. Vậy, "Bệnh công thần" là gì? Những dấu hiệu của loại "bệnh" này như thế nào?

Bệnh công thần:
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vai trò của cán bộ là vô cùng quan trọng, đặc biệt là những cán bộ chủ chốt, sĩ quan cấp cao trong lực lượng vũ trang. Họ là những người có những đóng góp hết sức to lớn trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Thậm chí, những người còn để lại những khẩu hiệu, những câu nói trở thành khát vọng, hình mẫu cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, hiện nay, một số cán bộ, công chức lại có tư tưởng, hay đúng hơn là mắc "Bệnh công thần".
Bệnh công thần, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Cậy mình có một ít thành tích, thì tự kiêu tự đại, cho mình là "cứu tinh" của dân, "công thần" của Đảng. Rồi đòi địa vị, đòi danh vọng... Bệnh công thần rất có hại cho đoàn kết ở trong Đảng cũng như ngoài Đảng"[1].
Biểu hiện của bệnh công thần:
- Coi thường pháp luật. Với tư tưởng cậy công, cậy quyền, những người mắc bệnh công thần luôn cho rằng mình là người có nhiều đóng góp to lớn cho đất nước; họ luôn nghĩ rằng đất nước “nợ” họ nên họ “kiêu ngạo” với đời, với trời, với đồng nghiệp và với nhân dân. Cũng chính bởi vậy nên không ít người nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật, không tôn trọng pháp luật, thâm chí còn có thái độ “thách thức” pháp luật.
- Đưa ra những "đòi hỏi" vô lý. Những "đòi hỏi" này có thể là những "đòi hỏi" về lợi ích cá nhân, gia đình, người thân của những "công thần". Thậm chí những "đòi hỏi" vô lý mà những "công thần" muốn người khác phải làm được như mình, ví dụ như muốn tướng lĩnh thời bình cũng phải trải qua "trận mạc" của chiến tranh.
- Có "tư tưởng xét lại". Thay vì đóng góp ý kiến để xây dựng tổ chức tốt hơn, nhiều người cậy công, cậy sức của mình đã đóng góp cho đất nước, từ đó đưa ra các “thư ngỏ, tâm thư”, "thỉnh nguyện tập thể"... có nội dung trái với đường lối quan điểm của Đảng, không có lợi cho đất nước, quân đội. Thường xuyên có những phát ngôn (thực ra là "lộng ngôn"), yêu cầu lãnh đạo phải xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phải thay đổi cương lĩnh, bắt kỷ luật ông này, hạ bệ ông kia, gây ra những tranh cãi, bức xúc dư luận. Đây là những vấn đề vô cùng phức tạp, gây ra vô số hệ lụy tiêu cực, khiến nội bộ mất đoàn kết.
Có thể thấy rằng, bệnh công thần là một trong những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm. Nó nguy hiểm bởi người mắc bệnh này là những cán bộ, lãnh đạo trong bộ máy Đảng, Nhà nước. Họ là những người có công, có đóng góp to lớn cho Đảng, Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Căn bệnh này nguy hiểm bởi nó có thể kéo theo rất nhiều căn bệnh thứ phát khác. Nguy hiểm hơn, đây sẽ là yếu tố khiến cho nội bộ Đảng, nội bộ Nhà nước bị bất ổn, mất đoàn kết, rối loạn từ bên trong.
Trong tất cả các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, bệnh công thần đều không thể chấp nhận. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, những đối tượng mắc bệnh công thần rất dễ bị lợi dụng, trở thành những đối tượng chống đối từ trong chính nội bộ của Đảng ta. Vì vậy, toàn bộ hệ thống chính trị của ta phải tích cực vào cuộc, làm trong sạch bộ máy, không để bệnh công thần có điều kiện nảy nở trong cán bộ, Đảng viên. Mỗi cán bộ, Đảng viên cần phát huy vai trò tiền phong gương mẫu, thường xuyên đấu tranh, ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này.




1 nhận xét:

  1. Bệnh công thần là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm; bởi khi họ đòi hỏi thì rất khó giải quyết; đáp ứng yêu cầu của họ thì trái luật pháp, không đáp ứng thì họ “làm loạn”, phá rối gây ra tiêu cực. Vì vậy phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

    Trả lờiXóa