Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh
tụ kính yêu của nhân dân ta. Người là một tấm gương vĩ đại, sáng ngời và hết
sức gần gũi mà toàn Đảng, toàn dân ta nguyện học tập và noi theo.Việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Người là việc làm cần thiết và thường
xuyên hiện nay.
Nêu gương và noi gương
chính là thực hành đạo đức. Nêu gương có một vai trò, ý nghĩa hết sức quan
trọng trong giáo dục, vận động, thuyết phục quần chúng, như Bác Hồ từng nhắc
nhở “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do đó, để tập hợp được lực lượng,
vận động được quần chúng; được quần chúng tin tưởng, sẵn sàng tham gia và hy
sinh cho sự nghiệp cách mạng, thì người đảng viên, người cán bộ lãnh đạo phải
nêu gương: “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt
chước... Muốn thu hút, vận động quần chúng theo mình, người lãnh đạo không chỉ
đi tiên phong, mà còn là người nêu gương cho những người đi theo. Nêu gương là
công cụ, là thuộc tính, phẩm chất không thể thiếu của người lãnh đạo, quản lý.
Sức thuyết phục mạnh mẽ
trong tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là ở chỗ, lời nói luôn đi đôi với việc làm,
dù việc lớn hay việc nhỏ, tự mình phải làm gương trước. Tấm gương nói đi đôi
với làm của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ quan niệm của Người, từ lòng dạ trong
sáng, chính tâm, thật sự vì dân, vì nước. Người khuyên mọi người sống trong
sạch, không ham tiền tài, danh vọng, không cậy quyền, cậy thế mà đục khoét của
dân. Cuộc sống giản dị, trong sạch của Bác Hồ thật sự là tấm gương sáng ngời để
cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền phải tự soi lại chính
mình.
Đặc biệt, yêu cầu đặt ra
hiện nay là cần thực hiện noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng những hành động,
việc làm sao cho thật cụ thể, thực chất và thiết thực, tránh rơi vào “bệnh hình
thức”, “bệnh thành tích” hoặc thực hiện theo kiểu phong trào, qua loa, chiếu
lệ. Cần phải thấy rõ rằng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh không phải là công việc cao siêu, to tát mà là việc làm rất
gần gũi, thiết thực, gắn với nhiệm vụ chính trị và sinh hoạt hằng ngày của
mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân. Và phương châm thực hiện cần quán triệt
ở đây là: “trên trước, dưới sau”; “trong trước, ngoài sau”; học đi đôi với làm
theo, chú trọng việc làm theo bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết
thực, hiệu quả. Người đứng đầu, cán bộ chủ chốt các cấp và cán bộ, đảng viên có
trách nhiệm tự giác học trước, làm trước để nêu gương cho quần chúng nhân dân.
Những nội dung chủ yếu noi gương Chủ
tịch Hồ Chí Minh về cụ thể, thực chất và thiết thực như sau:
Một là, các cấp ủy tiếp
tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị.
Hai là, thực hiện nghiêm
các quy định về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban
Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
Ba là, tăng cường tuyên
truyền, cổ vũ, biểu dương các tấm gương điển hình tiên tiến, bao gồm
cả tiên tiến về tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong và tiên tiến
về mô hình, cách làm.
Bốn là, đổi mới, nâng
cao hiệu quả của việc học tập và noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm là, thực hiện sơ
kết, tổng kết, kiểm tra, giám sát kịp thời gắn liền với đổi mới công tác thi
đua - khen thưởng phù hợp với từng cấp, địa phương, đơn vị và đúng đối tượng./.
Tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn soi sáng cho mọi thế hệ người dân Việt Nam học tập và làm theo.
Trả lờiXóa