Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

SỰ XUYÊN TẠC, BỊA ĐẶT CỦA TRUNG NGUYỄN

Ngày 09 tháng 10 năm 2019 trên trang baotiengdan.com, Trung Nguyễn với bản chất “hung hăng” tiếp tục phát ngôn đưa ra những lời lẽ sặc mùi phản động, công kích chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam khi Bộ Chính trị đề ra nghị quyết về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trong nội dung bài viết của mình với nhan đề “Tư duy lỗi thời của đảng cộng sản”, Y đã đưa ra một loạt những phát biểu với tính chất đả phá, xuyên tạc hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, cụ thể như: Nói có đi đôi với làm?; Lịch sử những tuyên bố “hoành tráng” nhưng duy ý chí; Thất bại toàn diện của đảng Cộng sản; Tư duy cai trị lỗi thời; Đảng cộng sản đang nhanh chóng tự đào thải chính mình. Y đặt vấn đề: Không biết bộ Chính trị với đa số người cao tuổi có thể hiểu hết những khái niệm đưa ra trong nghị quyết hay không. Với bất cứ ai khi đọc đến đó là thấy ngay sự non nớt, yếu kém toàn diện về nhiều mặt của Y, mặc dù Y được đào tạo khá bài bản về thạc sĩ công nghệ thông tin, nhưng lại “mù” về lý luận và thực tiễn. Không biết Y đã đọc toàn văn Nghị quyết đó chưa, còn nếu như Y đọc rồi thì quả thực tư duy của Y có vấn đề. Trong Nghị quyết của Bộ Chính trị về cách mạng 4.0 đã đưa ra quan điểm chỉ đạo rất rõ ràng: Chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế – xã hội. Do đó, các đồng chí trong Bộ Chính trị là những người hiểu rất rõ các khái niệm được đề cập trong Nghị quyết số 52 – NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về chủ trương, chính sách chủ động tham tham gia cuộc CMCN lần thứ tư, đồng thời Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị là nghị quyết toàn diện, tổng thể đầu tiên của Đảng về chủ trương, chính sách của Việt Nam tham gia cuộc CMCN lần thứ tư, được hệ thống chính trị và toàn xã hội đón nhận tích cực, nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước đã đánh giá cao.
Với lối tư duy võ đoán, chụp mũ, lập lờ “đánh lận con đen”, Trung Nguyễn cho rằng: Giới lãnh đạo cộng sản khi ra luật an ninh mạng đã bị người dân biểu tình phản đối dữ dội. Thực chất có phải như vậy? Ngày 12-6-2018, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa IV đã thông qua Luật an ninh mạng được cán bộ, đảng viên và nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp đều nhất trí đồng tình ủng hộ. Bởi lẽ, Luật An ninh mạng là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia; xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật, như: 1) Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm sử dụng không gian mạng tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…2) Các hành vi xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc. 3) Các hành vi phát tán thông tin gây hại cho tổ chức, cá nhân, gồm: Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.v.v. Thế nên, những người phản đối Luật An ninh mạng quyết liệt nhất là các thế lực thù địch, phản động. Những đối tượng này, dù bất cứ một sự kiện chính trị, pháp lý nào ở Việt Nam chúng cũng luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bóp méo, bôi nhọ, kích động vì động cơ, mục đích rõ ràng là chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Việt Nam. Đặc biệt, đối với không gian mạng là môi trường vô cùng thuận lợi để chúng thực hiện những mưu đồ đen tối do có sự lan truyền nhanh, rộng, khó kiểm chứng và dễ ngụy tạo.
Thực tế cho thấy, không riêng ở Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng mà nhiều quốc gia, tổ chức liên minh quốc tế đã nhận thức rõ về những mối đe dọa đối với an ninh mạng, coi đây là thách thức mới, mối đe dọa mới có tầm quan trọng và nguy hiểm cao nên đã ban hành luật và các văn bản dưới luật nhằm tạo ra các thiết chế, cơ sở pháp lý chống lại các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia từ không gian mạng (Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Canada, Hàn Quốc, NATO, EU… và hơn 80 quốc gia khác), thậm chí các nước, các tổ chức còn thành lập các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, tình báo mạng, chiến tranh mạng, phòng chống khủng bố mạng và tội phạm mạng.
Cũng trong bài viết của mình, Trung Nguyễn với nhận thức lệch lạc, méo mó, tâm địa đen tối, Y phát ngôn xằng bậy rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam chưa làm được gì khi vài tháng nay Trung Quốc liên tục đưa tàu khảo sát và tàu vũ trang vào bãi Tư Chính của Việt Nam.
Sự thật về vấn đề này, đã được nêu rõ trong phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12.9. “Khu vực mà Trung Quốc gọi là “Bãi Vạn An” thực chất là bãi ngầm, là một phần của đáy biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp hay có chồng lấn vì Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý quốc tế nào để đưa ra yêu sách đối với khu vực này. Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và thực tiễn thời gian qua đã khẳng định rõ điều này”.
Ngày 3-10, tại phiên họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cập nhật tình hình và các biện pháp đấu tranh của Việt Nam về nhóm tàu Hải Dương 8 trở lại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Theo các cơ quan chức năng Việt Nam cho biết, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc lại tiếp tục mở rộng hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này và đã có giao thiệp với phía Trung Quốc. Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển Việt Nam và không để tái diễn hành động vi phạm tương tự. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi hợp pháp của Việt Nam tại Biển Ðông bằng các biện pháp luật pháp quốc tế cho phép”.
Ngày 15/10/2019 trong buổi tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ (Hà Nội), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đề cập đến quan hệ đối ngoại nói chung, trong đó có vấn đề Biển Đông, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đồng thời phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Xử lý mối quan hệ này không đơn giản chút nào. Tính toán lợi ích quốc gia dân tộc, không nhân nhượng bất cứ điều gì vô nguyên tắc, phải giữ vững nguyên tắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, nhưng phải giữ ổn định để phát triển. Đất nước ta có được ổn định, tốt như thế này, phải giữ lấy nó. Phải cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc. Thái độ của Đảng ta đã tuyên bố dứt khoát. Ta rất kiên quyết nhưng cần phải khôn khéo, mềm dẻo, phải xử lý các mối quan hệ hài hòa, biện chứng, toàn diện, với con mắt chiến lược… Giữ đất nước yên bình để tiến lên, nhưng vẫn giữ được độc lập, chủ quyền. Giữ quan hệ cho tốt, nhưng việc gì thuộc về độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta không bao giờ nhân nhượng”.
Thế nên, mọi lời lẽ điên cuồng, xằng bậy của Trung Nguyễn trong suốt thời gian vừa qua cũng như trong bài viết vừa rồi thì chính Y đã tự biến mình thành nghịch tặc; một kẻ vong ơn, bội nghĩa, tráo trở, phản bội Tổ quốc, nhân dân cần phải vạch trần, lên án./.

1 nhận xét:

  1. Mỗi người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa