Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

Vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Dân tộc là vấn đề liên quan tới sự ổn định và phát triển của các quốc gia. Lịch sử và hiện tại ở một số quốc gia cho thấy, khi vấn đề dân tộc không được giải quyết thấu đáo sẽ tạo ra nguy cơ bùng phát tình trạng xung đột, ly khai. Cùng với các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc cũng là mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế; là một tiêu chí để đánh giá mức độ tiến bộ, phát triển của một quốc gia.

Khi nhìn nhận về vấn đề dân tộc ở Việt Nam, không tránh khỏi những ý kiến trái chiều, đó cũng là điều dễ hiểu. Song điều đáng nói là vẫn còn những thế lực định kiến, thiếu thiện chí, với nhiều âm mưu và thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo, tình hình dân tộc, nhằm chống phá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Để tạo nên 2 cuộc bạo loạn chính trị ở một số nơi trên địa bàn Tây Nguyên vào năm 2002 và năm 2004, trước đó các thế lực thù địch đã ráo riết tiến hành nhiều thủ đoạn kích động, xuyên tạc, lôi kéo, ép buộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Cùng với việc rêu rao thành lập cái gọi là “Nhà nước Đề Ga tự trị”, lợi dụng sự cả tin, sự hạn chế về dân trí cũng như những khó khăn về đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, chúng đã đưa ra những viễn cảnh viển vông về vật chất, về đất đai, nhà cửa ở những miền “đất hứa” để lừa mỵ quần chúng, phục vụ cho mưu đồ phá hoại. Một số phương tiện truyền thông ở nước ngoài đã đồng thanh phụ hoạ, cổ suý cho sự bạo loạn ngay cả trước khi vụ việc xảy ra; đồng thời, còn dựng đứng lên cái gọi là “đồng bào Thượng ở Tây Nguyên bị đàn áp”… Với những mưu đồ xấu, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, các thế lực thù địch đã khoét sâu vào những khó khăn, hạn chế cả về thực trạng đời sống lẫn công tác tổ chức, điều hành của chính quyền cơ sở trong quá trình phát triển; lợi dụng những tồn đọng mang tính chất lịch sử, xã hội từ lâu đời ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tăng cường các hoạt động chống phá. Điều đó đã dẫn đến tình trạng bỏ bê sản xuất, di dịch cư tự do, vượt biên trái phép… diễn ra khá thường xuyên, gây mất ổn định về an ninh CT - XH trên một số địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số khác nhau. Ở một số nơi, nấp dưới chiêu bài dân tộc, các thế lực thù địch còn dựng lên những mặt trận, liên hiệp, hội… khác nhau để thực hiện chống phá. Điều đáng lên án là trong khi Đảng và Nhà nước, nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu để thực hiện ngày càng tốt hơn các chủ trương, chính sách phát triển, bình đẳng các dân tộc, vẫn có những kẻ nấp dưới chiêu bài dân tộc với mưu đồ xấu độc lại ra sức xuyên tạc, phủ định sự phát triển, tiến bộ to lớn của các dân tộc; hơn thế nữa, còn tăng cường chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ đã cố tình quên rằng: lịch sử dân tộc Việt Nam gần 80 năm qua gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Trong khoảng thời gian đó, dân tộc ta đã làm nên những kỳ tích vẻ vang nhất trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của mình: đánh bại hai tên xâm lược đầu sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; đồng thời ngày nay đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất nước. Thử hỏi, liệu sẽ có được những bước chuyển mình vĩ đại đó hay không, nếu như trong suốt chặng đường với vô vàn hy sinh và thử thách vừa qua dân tộc Việt Nam không chung lưng đấu cật, đồng sức, đồng lòng, đem hết tinh thần và nghị lực, trí tuệ, sức lực và của cải của mình để cống hiến, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu chung của đất nước do Đảng khởi xướng, lãnh đạo và tổ chức? Thực tế đó là minh chứng tổng quát nhất về quyền bình đẳng dân tộc; vai trò của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề dân tộc và sự tin tưởng, gắn bó của đồng bào dân tộc cả nước với Đảng và chính quyền của mình. Điều đó cùng với những chủ trương, chính sách đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc; đặc biệt là những thay đổi tích cực đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên nhiều mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…của đồng bào các dân tộc thiểu số trong giai đoạn đổi mới vừa qua đã bác bỏ hoàn toàn những định kiến xấu, thiếu thiện chí, hòng bóp méo vấn đề dân tộc ở nước ta, cũng như chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, chịu sự tác động của các yếu tố địa lý, chính trị, xã hội từ lâu đời nên giữa các dân tộc ở Việt Nam có sự khác biệt về cơ cấu dân số, tập quán sinh sống, sản xuất, trình độ kinh tế, dân trí… Trong 54 dân tộc của cả nước, có 53 dân tộc thiểu số, mà dân số của các dân tộc này chỉ chiếm chưa đầy 20%. Có sự chênh lệch khá lớn về điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, cơ sở hạ tầng giữa đồng bào các dân tộc ở đồng bằng, đô thị với đồng bào các dân tộc ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đến nay, tuy đã có sự phấn đấu rất tích cực, nhưng tỷ lệ hộ nghèo ở các khu vực Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên… vẫn còn cao hơn các khu vực khác trong cả nước. Thu nhập bình quân theo đầu người ở các địa phương này cũng thấp hơn bình quân thu nhập của các địa phương khác. Chỉ tính riêng Tây Nguyên, nơi tập trung 43 dân tộc thiểu số, đồng thời cũng là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước; từ hàng ngàn năm trước đây, một bộ phận lớn đồng bào các dân tộc thiểu số luôn phải sống trong tình cảnh đói, rét, mù chữ, bệnh tật. Quá trình lịch sử đã để lại những di chứng xã hội nặng nề, từ chính sách cát cứ phong kiến, chính sách “ngu dân”, “chia để trị” và thủ đoạn dùng người dân tộc này chống lại người dân tộc khác của thực dân, đế quốc và tay sai… Những âm mưu và thủ đoạn trên đã kìm hãm lớn tới sự phát triển của từng dân tộc, mở rộng sự bất bình đẳng và khoảng cách về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các vùng, các dân tộc; đồng thời, còn tạo ra sự kỳ thị dân tộc, ý thức cực đoan hoặc tự ty dân tộc. Trong thời kỳ tiến hành chiến tranh xâm lược, nhằm phục vụ cho mưu đồ thống trị, thực dân Pháp, sau đó là đế quốc Mỹ, đã đưa một số ít người dân tộc thiểu số vào phục vụ trong bộ máy xâm lược của chúng; đồng thời, một số tổ chức, đảng phái của một vài dân tộc thiểu số đã được chúng tổ chức hoặc cho phép hoạt động. Điều đáng nói là sau giải phóng tới nay, một ít người trong số đó sống lưu vong ở nước ngoài đã tiếp tục bị lợi dụng tham gia vào các hoạt động chống phá; một số tổ chức phản động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trước đây lại nhen nhóm hoạt động…
Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số” (Điều 5). Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN…”1. Từ Hiến pháp và đường lối lãnh đạo của Đảng trước đó, nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Chính phủ đã ban hành hàng loạt chỉ thị, quy định cụ thể để tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về dân tộc. Có thể nêu ra một số nghị quyết, quyết định trong số đó là: Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển KT-XH miền núi (1998); Quyết định về Chương trình phát triển KT - XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (năm 1998); Quyết định về Đề án tổng thể quân đội tham gia xây dựng, phát triển KT - XH các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa gắn với xây dựng các khu quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược… Trong năm 2001 Chính phủ đã ban hành một số quyết định về phát triển KT - XH ở các tỉnh đặc biệt khó khăn ở vùng miền núi phía Bắc; về phát triển KT - XH vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên… Các chỉ thị, quyết định đó đã được các bộ, ban, ngành chức năng và các địa phương có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc. Điều đó đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc khắc phục khó khăn, thúc đẩy nhanh sự phát triển, tiến bộ trên các địa bàn tập trung đông đồng bào các dân tộc thiểu số. Quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta phấn đấu đến 2010 ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 10%, trên 90% hộ dân có đủ điện, nước sinh hoạt; xoá bỏ tình trạng nhà tạm, nhà dột nát; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; cơ bản không còn xã đặc biệt khó khăn; 90% đồng bào được xem truyền hình, 100% được nghe đài phát thanh; hầu hết mọi người được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Những năm đổi mới vừa qua đã đánh dấu sự chuyển mình to lớn của các dân tộc thiểu số. Từ sau năm 1975 đến nay, số hộ nghèo đói ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số hằng năm giảm từ 4 - 5%. Tới nay, vùng trung du Bắc Bộ đã giải quyết được vấn đề lương thực tại chỗ. Trong cả nước, nạn đói kinh niên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã cơ bản được giải quyết. Hạ tầng cơ sở đảm bảo cho sản xuất và đời sống trên các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã phát triển nhanh chóng. Ở hầu hết các địa phương, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đã hình thành mạng lưới giao thông từ tỉnh tới huyện, xã. Đường ô tô đã đến được trung tâm của 97,42% số xã, 100% thị xã, tỉnh lỵ; trên 98% số huyện, trên 60% số xã có điện lưới quốc gia; trên 60% số xã có điện thoại; 93,5% số huyện miền núi đã có bệnh viện. Tính đến năm 2003 - 2004, đã có 45 dân tộc thiểu số có con em được cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số được chú trọng bồi dưỡng, phát triển đã ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong bộ máy của Quốc hội và tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội từ Trung ương đến địa phương. Tỷ lệ đại biểu Quốc hội khoá XI là người dân tộc thiểu số chiếm 17,26%. Số uỷ viên Trung ương Đảng chính thức khoá X là người dân tộc thiểu số chiếm 8,75%, dự khuyết là 19,04%. Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1999 - 2004, tỷ lệ đại biểu là người dân tộc thiểu số ở cấp tỉnh là 14%, cấp huyện: 17%, cấp xã: 19%. Nhiều cán bộ là người dân tộc thiểu số đã đảm trách các cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội từ Trung ương tới địa phương…
Do đặc điểm, điều kiện cụ thể mang tính chất lịch sử, chính trị, xã hội từ nhiều năm trước, vấn đề dân tộc ở các quốc gia nói chung, ở Việt Nam nói riêng không thể giải quyết trọn vẹn trong một sớm, một chiều. Tuy nhiên, với các quan điểm, chủ trương, chính sách đúng đắn, việc giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta có được sự đồng thuận, quyết tâm cao giữa Đảng, Nhà nước và đồng bào các dân tộc. Quá trình thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta những năm qua mặc dù ở trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn, phức tạp, thách thức song đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ, tạo ra được một nền tảng cơ bản để công tác dân tộc ngày càng được thực hiện có hiệu quả cao hơn, toàn diện hơn. Thực tế đó đã và đang là một đảm bảo vững chắc để ngăn ngừa và đập tan các âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống phá đường lối dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay.Vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Dân tộc là vấn đề liên quan tới sự ổn định và phát triển của các quốc gia. Lịch sử và hiện tại ở một số quốc gia cho thấy, khi vấn đề dân tộc không được giải quyết thấu đáo sẽ tạo ra nguy cơ bùng phát tình trạng xung đột, ly khai. Cùng với các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc cũng là mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế; là một tiêu chí để đánh giá mức độ tiến bộ, phát triển của một quốc gia.
Trong những năm gần đây, cộng đồng quốc tế đã có những đánh giá tích cực về những thành tựu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế - xã hội (KT - XH), trong đó có các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo và dân tộc. Quyền bình đẳng và sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam; sự phát triển, tiến bộ tích cực của các dân tộc thiểu số ở nước ta dưới con mắt của bạn bè quốc tế, đã thực sự là nhân tố quan trọng cho sự ổn định chính trị - xã hội (CT - XH) - tiền đề hết sức cần thiết để tăng cường hội nhập kinh tế thế giới, phát triển toàn diện đất nước.
Khi nhìn nhận về vấn đề dân tộc ở Việt Nam, không tránh khỏi những ý kiến trái chiều, đó cũng là điều dễ hiểu. Song điều đáng nói là vẫn còn những thế lực định kiến, thiếu thiện chí, với nhiều âm mưu và thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo, tình hình dân tộc, nhằm chống phá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Để tạo nên 2 cuộc bạo loạn chính trị ở một số nơi trên địa bàn Tây Nguyên vào năm 2002 và năm 2004, trước đó các thế lực thù địch đã ráo riết tiến hành nhiều thủ đoạn kích động, xuyên tạc, lôi kéo, ép buộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Cùng với việc rêu rao thành lập cái gọi là “Nhà nước Đề Ga tự trị”, lợi dụng sự cả tin, sự hạn chế về dân trí cũng như những khó khăn về đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, chúng đã đưa ra những viễn cảnh viển vông về vật chất, về đất đai, nhà cửa ở những miền “đất hứa” để lừa mỵ quần chúng, phục vụ cho mưu đồ phá hoại. Một số phương tiện truyền thông ở nước ngoài đã đồng thanh phụ hoạ, cổ suý cho sự bạo loạn ngay cả trước khi vụ việc xảy ra; đồng thời, còn dựng đứng lên cái gọi là “đồng bào Thượng ở Tây Nguyên bị đàn áp”… Với những mưu đồ xấu, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, các thế lực thù địch đã khoét sâu vào những khó khăn, hạn chế cả về thực trạng đời sống lẫn công tác tổ chức, điều hành của chính quyền cơ sở trong quá trình phát triển; lợi dụng những tồn đọng mang tính chất lịch sử, xã hội từ lâu đời ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tăng cường các hoạt động chống phá. Điều đó đã dẫn đến tình trạng bỏ bê sản xuất, di dịch cư tự do, vượt biên trái phép… diễn ra khá thường xuyên, gây mất ổn định về an ninh CT - XH trên một số địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số khác nhau. Ở một số nơi, nấp dưới chiêu bài dân tộc, các thế lực thù địch còn dựng lên những mặt trận, liên hiệp, hội… khác nhau để thực hiện chống phá. Điều đáng lên án là trong khi Đảng và Nhà nước, nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu để thực hiện ngày càng tốt hơn các chủ trương, chính sách phát triển, bình đẳng các dân tộc, vẫn có những kẻ nấp dưới chiêu bài dân tộc với mưu đồ xấu độc lại ra sức xuyên tạc, phủ định sự phát triển, tiến bộ to lớn của các dân tộc; hơn thế nữa, còn tăng cường chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ đã cố tình quên rằng: lịch sử dân tộc Việt Nam gần 80 năm qua gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Trong khoảng thời gian đó, dân tộc ta đã làm nên những kỳ tích vẻ vang nhất trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của mình: đánh bại hai tên xâm lược đầu sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; đồng thời ngày nay đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất nước. Thử hỏi, liệu sẽ có được những bước chuyển mình vĩ đại đó hay không, nếu như trong suốt chặng đường với vô vàn hy sinh và thử thách vừa qua dân tộc Việt Nam không chung lưng đấu cật, đồng sức, đồng lòng, đem hết tinh thần và nghị lực, trí tuệ, sức lực và của cải của mình để cống hiến, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu chung của đất nước do Đảng khởi xướng, lãnh đạo và tổ chức? Thực tế đó là minh chứng tổng quát nhất về quyền bình đẳng dân tộc; vai trò của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề dân tộc và sự tin tưởng, gắn bó của đồng bào dân tộc cả nước với Đảng và chính quyền của mình. Điều đó cùng với những chủ trương, chính sách đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc; đặc biệt là những thay đổi tích cực đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên nhiều mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…của đồng bào các dân tộc thiểu số trong giai đoạn đổi mới vừa qua đã bác bỏ hoàn toàn những định kiến xấu, thiếu thiện chí, hòng bóp méo vấn đề dân tộc ở nước ta, cũng như chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, chịu sự tác động của các yếu tố địa lý, chính trị, xã hội từ lâu đời nên giữa các dân tộc ở Việt Nam có sự khác biệt về cơ cấu dân số, tập quán sinh sống, sản xuất, trình độ kinh tế, dân trí… Trong 54 dân tộc của cả nước, có 53 dân tộc thiểu số, mà dân số của các dân tộc này chỉ chiếm chưa đầy 20%. Có sự chênh lệch khá lớn về điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, cơ sở hạ tầng giữa đồng bào các dân tộc ở đồng bằng, đô thị với đồng bào các dân tộc ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đến nay, tuy đã có sự phấn đấu rất tích cực, nhưng tỷ lệ hộ nghèo ở các khu vực Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên… vẫn còn cao hơn các khu vực khác trong cả nước. Thu nhập bình quân theo đầu người ở các địa phương này cũng thấp hơn bình quân thu nhập của các địa phương khác. Chỉ tính riêng Tây Nguyên, nơi tập trung 43 dân tộc thiểu số, đồng thời cũng là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước; từ hàng ngàn năm trước đây, một bộ phận lớn đồng bào các dân tộc thiểu số luôn phải sống trong tình cảnh đói, rét, mù chữ, bệnh tật. Quá trình lịch sử đã để lại những di chứng xã hội nặng nề, từ chính sách cát cứ phong kiến, chính sách “ngu dân”, “chia để trị” và thủ đoạn dùng người dân tộc này chống lại người dân tộc khác của thực dân, đế quốc và tay sai… Những âm mưu và thủ đoạn trên đã kìm hãm lớn tới sự phát triển của từng dân tộc, mở rộng sự bất bình đẳng và khoảng cách về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các vùng, các dân tộc; đồng thời, còn tạo ra sự kỳ thị dân tộc, ý thức cực đoan hoặc tự ty dân tộc. Trong thời kỳ tiến hành chiến tranh xâm lược, nhằm phục vụ cho mưu đồ thống trị, thực dân Pháp, sau đó là đế quốc Mỹ, đã đưa một số ít người dân tộc thiểu số vào phục vụ trong bộ máy xâm lược của chúng; đồng thời, một số tổ chức, đảng phái của một vài dân tộc thiểu số đã được chúng tổ chức hoặc cho phép hoạt động. Điều đáng nói là sau giải phóng tới nay, một ít người trong số đó sống lưu vong ở nước ngoài đã tiếp tục bị lợi dụng tham gia vào các hoạt động chống phá; một số tổ chức phản động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trước đây lại nhen nhóm hoạt động…
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, vấn đề dân tộc luôn được Đảng ta xác định là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quyết định tới thành bại của cách mạng, tới sự ổn định và phát triển của đất nước. Ở mọi giai đoạn của cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn, nhất quán để thực hiện quyền bình đẳng dân tộc; thúc đẩy nhanh sự phát triển, tiến bộ đối với các dân tộc thiểu số; củng cố, tăng cường sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc. Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta (Hiến pháp 1946) đã xác định: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về các phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá” và “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để cùng tiến kịp trình độ chung” (Điều 8). Các Hiến pháp 1959, 1980 sau đó đã cụ thể hoá về quyền bình đẳng dân tộc để phù hợp với sự phát triển của tình hình đất nước. Bước vào thời kỳ đổi mới, Hiến pháp 1992 đã quy định “Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số” (Điều 5). Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN…”1. Từ Hiến pháp và đường lối lãnh đạo của Đảng trước đó, nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Chính phủ đã ban hành hàng loạt chỉ thị, quy định cụ thể để tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về dân tộc. Có thể nêu ra một số nghị quyết, quyết định trong số đó là: Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển KT-XH miền núi (1998); Quyết định về Chương trình phát triển KT - XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (năm 1998); Quyết định về Đề án tổng thể quân đội tham gia xây dựng, phát triển KT - XH các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa gắn với xây dựng các khu quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược… Trong năm 2001 Chính phủ đã ban hành một số quyết định về phát triển KT - XH ở các tỉnh đặc biệt khó khăn ở vùng miền núi phía Bắc; về phát triển KT - XH vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên… Các chỉ thị, quyết định đó đã được các bộ, ban, ngành chức năng và các địa phương có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc. Điều đó đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc khắc phục khó khăn, thúc đẩy nhanh sự phát triển, tiến bộ trên các địa bàn tập trung đông đồng bào các dân tộc thiểu số. Quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta phấn đấu đến 2010 ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 10%, trên 90% hộ dân có đủ điện, nước sinh hoạt; xoá bỏ tình trạng nhà tạm, nhà dột nát; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; cơ bản không còn xã đặc biệt khó khăn; 90% đồng bào được xem truyền hình, 100% được nghe đài phát thanh; hầu hết mọi người được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Những năm đổi mới vừa qua đã đánh dấu sự chuyển mình to lớn của các dân tộc thiểu số. Từ sau năm 1975 đến nay, số hộ nghèo đói ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số hằng năm giảm từ 4 - 5%. Tới nay, vùng trung du Bắc Bộ đã giải quyết được vấn đề lương thực tại chỗ. Trong cả nước, nạn đói kinh niên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã cơ bản được giải quyết. Hạ tầng cơ sở đảm bảo cho sản xuất và đời sống trên các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã phát triển nhanh chóng. Ở hầu hết các địa phương, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đã hình thành mạng lưới giao thông từ tỉnh tới huyện, xã. Đường ô tô đã đến được trung tâm của 97,42% số xã, 100% thị xã, tỉnh lỵ; trên 98% số huyện, trên 60% số xã có điện lưới quốc gia; trên 60% số xã có điện thoại; 93,5% số huyện miền núi đã có bệnh viện. Tính đến năm 2003 - 2004, đã có 45 dân tộc thiểu số có con em được cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số được chú trọng bồi dưỡng, phát triển đã ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong bộ máy của Quốc hội và tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội từ Trung ương đến địa phương. Tỷ lệ đại biểu Quốc hội khoá XI là người dân tộc thiểu số chiếm 17,26%. Số uỷ viên Trung ương Đảng chính thức khoá X là người dân tộc thiểu số chiếm 8,75%, dự khuyết là 19,04%. Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1999 - 2004, tỷ lệ đại biểu là người dân tộc thiểu số ở cấp tỉnh là 14%, cấp huyện: 17%, cấp xã: 19%. Nhiều cán bộ là người dân tộc thiểu số đã đảm trách các cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội từ Trung ương tới địa phương…
Do đặc điểm, điều kiện cụ thể mang tính chất lịch sử, chính trị, xã hội từ nhiều năm trước, vấn đề dân tộc ở các quốc gia nói chung, ở Việt Nam nói riêng không thể giải quyết trọn vẹn trong một sớm, một chiều. Tuy nhiên, với các quan điểm, chủ trương, chính sách đúng đắn, việc giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta có được sự đồng thuận, quyết tâm cao giữa Đảng, Nhà nước và đồng bào các dân tộc. Quá trình thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta những năm qua mặc dù ở trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn, phức tạp, thách thức song đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ, tạo ra được một nền tảng cơ bản để công tác dân tộc ngày càng được thực hiện có hiệu quả cao hơn, toàn diện hơn. Thực tế đó đã và đang là một đảm bảo vững chắc để ngăn ngừa và đập tan các âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống phá đường lối dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay.

1 nhận xét: