Social Icons

Pages

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Cha con Lê Đình Kình hãy làm theo nguyện vọng của người dân Đồng Tâm

Từ trước đến nay, sau khi vụ việc Đồng Tâm ngày 17/4/2017, Lê Đình Kình và các đối tượng trong tổ Đồng Thuận luôn vỗ ngực cho mình là đại diện của người dân Đồng Tâm để đâm đơn kiện cáo khắp nơi. Họ cho rằng, người dân thôn Hoành nói riêng và người dân Đồng Tâm nói chung đã bầu họ, đại diện cho cho lợi ích của hơn 1 vạn người dân ở đây để đòi lợi ích. Tuy nhiên, liệu cha con Lê Đình Kình có phải là đại diện cho tiếng nói của người dân Đồng Tâm hay không, chúng ta thấy rất rõ trong buổi đối thoại với công dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn với Thanh tra Chính phủ, UBND TP Hà Nội chiều ngày 25/11 vừa qua.

Trong buổi đối thoại, có hơn 30 người dân Đồng Tâm, đại diện cho các khu xóm ở Đồng Tâm và 14 hộ dân được di dời trong khu vực đất đồng Sênh đã dự và phát biểu. Ông Phạm Đức Hinh (thương binh) khẳng định: “Chúng tôi luôn ủng hộ nhà nước trong các chính sách an ninh quốc phòng. Người dân cũng ghi nhận việc chính quyền công bố các bản đồ, giấy tờ pháp lý liên quan đến khu đất sân bay Miếu Môn và mong muốn những vấn đề liên quan được xử lý dứt điểm, tạo điều kiện đảm bảo an ninh chính trị ở địa phương, nâng cao đời sống người dân”.
Ông Trần Ngọc Viễn (75 tuổi, xã Đồng Tâm) một trong 14 hộ dân đã di dời khỏi đất sân bay Miếu Môn cho biết, gia đình ông ở trong đất sân bay Miếu Môn ở từ năm 1988, và biết đây là đất do quân đội quản lý. Ông Viễn chia sẻ: “Chúng tôi đồng tình di dời khỏi đất sân bay Miếu Môn và đã giải tỏa xong bởi chúng tôi hiểu pháp luật. Chúng tôi đã vui vẻ di dời khi được Đảng, Nhà nước hỗ trợ. Người dân Đồng Tâm đa phần là chấp hành, ủng hộ, chỉ có một bộ phận nhỏ phản đối”.
"Có Đại biểu Quốc hội xuống Đồng Tâm nhưng không gặp chúng tôi, những người có quyền lợi liên quan trực tiếp mà lại chỉ gặp người khiếu kiện là không hợp tình, hợp lý", ông Viễn bày tỏ sự không hài lòng, và cho rằng đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến phức tạp ở địa phương thời gian qua.
Ông Nguyễn Quyết Thắng (nguyên Bí thư Chi bộ xã Đồng Tâm năm 1992) khẳng định: phần lớn người dân đồng tình với kết luận của Thanh tra TP, và chia sẻ: “Phía Nam là trường bắn Miếu Môn, phía bắc là sân bay Miếu Môn, chiến lược như thế thì làm sao có xen kẹt đất của xã Đồng Tâm được? Không hiểu ai có ý đồ gì mà lại kêu gọi người dân đòi đất Đồng Sênh. Ông Lê Đình Kinh nếu chỉ dừng lại ở chỗ đấu tranh chống tham nhũng thì tuyệt vời, nhưng ông đã đi quá xa”.
"Thời gian qua, xã Đồng Tâm đã mất đi những giá trị không thể đo đếm bằng tiền. Tôi và nhiều người dân Đồng Tâm mong muốn, những cá nhân nếu biết sai hãy dừng lại để tất cả người già, người trẻ cùng phấn khởi quyết tâm, chung tay xây dựng đất nước, TP ngày càng kết quả hơn", ông Thắng bày tỏ.
Những ý kiến trên đây là những ý kiến rất tâm huyết của người dân Đồng Tâm. Qua đây, chúng ta thấy rõ những tâm tư của người dân, việc ủng hộ kết luận Thanh tra của Thanh tra Thành phố và thanh tra Chính phủ; sự đau lòng và xấu hổ của người dân Đồng Tâm khi mang danh xấu vụ Đồng Thuận và mong muốn cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm vụ việc, được quay lại cuộc sống yên ổn ngày xưa để yên tâm sản xuất. Nó hoàn toàn trái ngược với những gì mà Lê Đình Kình, Lê Đình Công phát biểu thời gian vừa qua.
Ảnh: Ông Trần Ngọc Viễn (đại diện 14 hộ dân tại Đồng Sênh) phát biểu tại buổi đối thoại

1 nhận xét:

  1. Tất cả những kẻ cố tình chống đối chính quyền phải bị nghiêm trị

    Trả lờiXóa