Social Icons

Pages

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

“GIẢI NHÂN QUYỀN 2019” - CHIÊU BÀI CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG PHẢN ĐỘNG

Dẫn lời RFA cho hay: “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam hôm 21/11 công bố danh sách 3 người đoạt giải nhân quyền 2019 là mục sư Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Đặng Minh Mẫn (nữ) và Luật sư Lê Công Định. Đây là ba người được tuyển chọn từ một danh sách đề cử gồm 12 cá nhân và 3 tổ chức”. Nguyễn Trung Tôn cùng với Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Lê Công Định là những người khá “nổi tiếng” trong “làng dân chủ”, bởi những đóng góp của mình trong hành trình chống phá đất nước. Cụ thể như:

Nguyễn Trung Tôn sinh ngày 2 tháng 9 năm 1971 trong một gia đình nông dân ở thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Ông Tôn học hết lớp 7 trong chương trình giáo dục phổ cập cũ, dài tổng cộng 10 năm. Nguyễn Trung Tôn bắt đầu hành nghề “dân chủ” bằng việc tham gia “Khối 8406” (Khối 8406 là tên gọi một tổ chức chính trị kêu gọi dân chủ đa nguyên tại Việt Nam và xuất phát từ tuyên ngôn công bố ngày 8 tháng 4 năm 2006 của nhóm) do Nguyễn Văn Lý (đối tượng có hoạt động chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở Huế) đứng đầu. Sau đó, Tôn tham gia vào “Hội anh em dân chủ”. Đây đều là các tổ chức phản động quy tụ các thành phần bất mãn, tiêu cực, cơ hội chính trị có nhiều hoạt động chống phá đất nước sau khi thành lập. Khi tham gia vào các tổ này, Nguyễn Trung Tôn khá tích cực trong việc đánh bóng tên tuổi nhờ vào việc viết và tán phát lên mạng internet nhiều bài viết có nội dung gây nhiễu sóng trong dư luận về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Các hành vi sai trái đó đã bị lực lượng chức năng phát hiện, củng cố chứng cứ. Và việc điền tên vào danh sách các “cầu thủ” của “CLB Juventus” là một hệ quả tất yếu.
Nguyễn Đặng Minh Mẫn sinh năm 1985, trú tại phường 7, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Từ khi còn là một cô gái trẻ, Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã bị số đối tượng tiêm nhiễm tư tưởng hận thù. Dần dần Nguyễn Đặng Minh Mẫn trở thành một “nhà dân chủ” với các hành vi nói xấu, bôi nhọ, công kích chính quyền và kích động biểu tình trên mạng internet với lý do tưởng chừng như tốt đẹp: “đấu tranh vì Hoàng Sa và Trường Sa”. Hệ quả là tháng 1/2013, cô ta bị Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An đã xét xử và tuyên phạt 8 năm tù tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Dành cả thanh xuân để ăn cơm tù, không biết Nguyễn Đặng Minh Mẫn có sám hối và tiếc nuối những tháng ngày qua, hay lại bị một danh hão “giải nhân quyền” làm mờ mắt?
Luật sư Lê Công Định thì khỏi phải bàn. Sau khi “chấm dứt hợp đồng với CLB Juventus”, Lê Công Định càng ngày càng tỏ ra mình là một “nhà dân chủ” lọc lõi. Gần như ngày nào Lê Công Định cũng lang thang trên mạng internet để tìm ra những sơ hở nào đó trong quá trình quản lý nhà nước để soạn thảo hoặc chia sẻ những bài viết, hình ảnh xuyên tạc hòng cho dư luận hiểu sai về các các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Cả ba người đạt “giải nhân quyền” đợt này đều có điểm chung là đều tận dụng lợi ích của mạng internet để xuyên tạc, vu khống, kích động biểu tình gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng lợi ích quốc gia, dân tộc và sự bình yên của nhân dân.
Được biết, mỗi năm tổ chức “Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam” sẽ chọn ra 03 đến 04 người hoặc cá nhân để đề cử một cái gọi là “giải nhân quyền”. Như năm 2017, 03 người được đề cử là: Nguyễn Hữu Vinh (biệt danh Anh Ba Sàm), blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (biệt danh Mẹ Nấm), và Mục Sư Y Yích và 01 tổ chức là Hội anh em dân chủ; năm 2018 là Hoàng Đức Bình, Trần Thị Nga và Phạm Đoan Trang.
Đây chỉ là một danh hão mà tổ chức có tên là “Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam” đưa ra nhằm kích thích sự chống đối cách mạng Việt Nam với những người đã đạt giải và coi đây là động lực cho những người chưa đạt giải. Vậy thì đây phải gọi là giải “chống cộng”, chứ không thể gọi là “giải nhân quyền”./.

1 nhận xét:

  1. "Giải thưởng nhân quyền" là giải do một số tổ chức phản động đẻ ra và trao cho các thành phần có thành tích bất hảo nhất; do đó nên đổi lại là "Giải thưởng bất hảo" thì đúng hơn.

    Trả lờiXóa