Quá khứ vừa nuôi dưỡng tâm hồn, nhưng đồng thời luôn là bài học đắt giá cho những ai chưa từng trải qua chiến tranh, chưa phải, chưa từng mất đi một giọt máu, giọt nước mắt bởi chiến tranh hay cho Tổ quốc này thì hãy đọc những dòng nhật ký này để biết ghi nhớ công ơn ấy của cha ông và biết trân quý hòa bình hôm nay trên đất nước Việt Nam:
******
"Chính trị viên lên đứng trước hàng quân hô to, dõng dạc: "Nghiêmmmmmm..!" Kèm theo lời điếu văn: "Vì miền Nam ruột thịt, vì nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc buộc chúng ta phải mở con đường máu, sẵn sàng quyết tử, không màng sống chết, sẵn sàng cống hiến máu xương để góp phần giành hòa bình, độc lập cho dân tộc."
Không ai bảo ai, tất cả đều đặt tay lên ngực trái, hô "RÕ".
Vâng, đó là nơi con tim thổn thức, nguyện quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Họ được nghe chung lời điếu văn của chính mình, ai cũng đều xúc động nghẹn ngào, những cái bắt tay, ánh mắt nhìn nhau đầy khích lệ thay cho lời vĩnh biệt thấm đẫm ý chí chiến đấu quật cường, không hề nao núng"
Buổi lễ truy điệu sống kết thúc. Những hàng quân ào ào ra trận, những tiếng hát bài ca của những đoàn quân cứ vang lên "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/mà lòng phơi phới dậy tương lai..." , rồi những vần thơ thép lại vang lên thay cho lời sông núi: "Ôi tổ quốc! ta yêu như máu thịt/ Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng/ Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết:/ Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông..."
Lời của Bác Hồ kính yêu lại thúc dục đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn: "Dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi!"...
...Junction City 1967, Mậu Thân 1968, tết Nguyên đán 1969, Đường 9 nam Lào 1971, Quảng Trị 1972... đã đi vào huyền thoại của đời lính - thế hệ chúng tôi ít người sống sót, tất cả đã "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"...
Nguồn: Trích Hồi ký của cựu chiến binh Nguyễn Đức Cường - một chiến sỹ cảm tử may mắn sống sót sau trận đánh cảm tử năm 1969.
P/s: Đúng là những anh hùng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Bài viết rất hay, xin cảm ơn
Trả lờiXóa