Social Icons

Pages

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

Những vấn đề có tính quy luật trong đấu tranh với “diễn biến hòa bình” ở nước ta hiện nay

Việc phê phán những quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta là khẩn thiết, nhằm đề cao tinh thần cảnh giác chống lại những quan điểm sai trái, thù địch, qua đó khẳng định sự nghiệp đổi mới theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn…
Những quan điểm phê phán, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta nằm trong chiến lược tổng thể của “diễn biến hòa bình” diễn ra có lúc công khai, lúc ngấm ngầm, có lúc rộ lên, có lúc âm ỉ kéo dài, nhưng tựu trung lại thường diễn ra vào những thời điểm “nhạy cảm chính trị” như trước các cuộc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Đại hội Đảng, các ngày Lễ lớn hoặc các thời điểm Đảng, Nhà nước ta đưa ra lấy ý kiến góp ý của nhân dân về các văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Đấu tranh để bảo vệ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được hiểu là việc vạch trần bản chất, âm mưu và thủ đoạn của các lực lượng thù địch cố tình xuyên tạc, bôi nhọ, hòng phủ nhận chủ nghĩa xã hội và các biện pháp, cách thức để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó cũng là sự nghiệp bảo vệ và làm rõ bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần làm sáng tỏ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó là cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng và qua việc phê phán các quan điểm sai trái, thù địch để tạo nên sự đồng thuận xã hội, sự thống nhất về ý chí, tư tưởng và đội ngũ trong toàn Đảng, toàn dân tộc vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Theo chúng tôi, những vấn đề có tính quy luật trong quá trình đấu tranh khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta với các quan điểm sai trái, thù địch bao gồm:
Một là, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận giữa CNXH nhằm khẳng định con đường đi lên CNXH, với các khuynh hướng, trào lưu phi XHCN muốn phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta thực chất là phản ánh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế - chính trị.
Hai là, cuộc đấu tranh nhằm khẳng định con đường đi lên CNXH ở nước ta với các quan điểm phủ nhận con đường đó, là cuộc đấu tranh giữa hai mặt đối lập, đối kháng nhau.
Ba là, cuộc đấu tranh nhằm khẳng định con đường đi lên CNXH ở nước ta với các quan điểm phủ nhận con đường đó, là cuộc đấu tranh vừa mang tính dân tộc vừa mang bản chất quốc tế.
Như vậy, việc phê phán những quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta là khẩn thiết, nên, cần quán triệt những vấn đề mang tính quy luật mà các quan điểm sai trái, thù địch hay vận dụng chống chúng ta, nhằm đề cao tinh thần cảnh giác chống lại những quan điểm sai trái, thù địch, qua đó khẳng định sự nghiệp đổi mới theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn như Đảng ta đã khẳng định: Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa./.

1 nhận xét:

  1. Để ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, với tinh thần quyết liệt, kịp thời, đem lại kết quả cụ thể.

    Trả lờiXóa