Nói dóc theo nghĩa thông thường được hiểu là khoác lác, bịa đặt, hoặc là để ra vẻ ta đây, hoặc là để tự đề cao mình. Bài viết “đọc và suy ngẫm, những người đàn bà đi qua đời Hồ Chí Minh” của Phương Nguyễn là một dạng như thế khi vẽ ra những người đàn bà trời ơi nào đó và gán ghép cho họ là “sự nghiệp ái tình” của Hồ Chí Minh.
Thiết nghĩ, đã có quá nhiều bài viết phân tích, vạch trần bộ mặt xấu xa, bỉ ổi của những kẻ bịa đặt trơ trẽn như Phương Nguyễn khi cố tình xuyên tạc, bôi nhọ thân thế, sự nghiệp, cuộc đời của Bác Hồ – Ta không cần phải bàn thêm nữa. Điều đáng nói ở đây là, hình ảnh của Hồ Chủ tịch không ai có quyền xuyên tạc và xúc phạm bởi đó là hình ảnh của một danh nhân văn hóa đã được Tổ chức văn hóa và giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) thừa nhận. Và như vậy, khi cố tình phủ nhận Hồ Chí Minh, tức là Phương Nguyễn và đồng bọn của Y cũng phủ nhận luôn cả Tổ chức Văn hóa và Giáo dục Liên hiệp quốc – một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích “thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo”[1]. Nghịch lý ở chỗ, cái sự nói dóc của Phương Nguyễn đã vô hình chung, phủ nhận những giá trị về công lý, về nhân quyền và tự do mà Liên hiệp quốc đang hướng đến, trong khi Y và bè lũ phản động của Y vẫn khoác lên mình cái áo “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”. Thật khôi hài. Bộ mặt thật của những kẻ giả nhân, giả nghĩa đã lộ rõ, chúng không chỉ chống lại dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam mà còn đi ngược lại cả sự văn minh và tiến bộ của loài người.
Sự bỉ ổi của Phương Nguyên còn lên đến đỉnh điểm khi Y đem câu chuyện của Vũ Thư Hiên viết trong hồi ký “Đêm giữa ban ngày” để minh chứng cho sự khoác lác của mình. Vậy Vũ Thư Hiên là ai? Cuốn hồi ký đó viết gì?
Vũ Thư Hiên sinh năm 1933, là con trai của Vũ Đình Huỳnh – nguyên là thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi bỏ trốn ra nước ngoài, năm 1997, Vũ Thư Hiên viết hồi ký “Đêm giữa ban ngày” mà nội dung của nó hoàn toàn là những tình tiết hư cấu, qua đó thể hiện sự bất đồng chính kiến của cha con Vũ Thư Hiên với Nhà nước Việt Nam, đồng thời để nâng cao uy tín của cá nhân cha con ông này. Khỏi cần bàn đến chân – giả của các tình tiết trong cuốn sách, chỉ riêng một tình tiết, vào thời điểm xảy ra những vụ việc như Vũ Thư Hiên ghi trong hồi ký, lúc đó Hiên mới chỉ 25 tuổi và là một phóng viên trẻ, nhưng lại quen biết và được nghe những “nhân vật cao cấp” chia sẻ những bí mật nhà nước – Đây là điều hết sức vô lý. Càng vô lý hơn khi những nhân vật được Vũ Thư Hiên nhắc đến trong hồi ký đều được Hiên “tự thăng cấp”, vẽ cho họ những “quyền sinh, quyền sát” không bao giờ có trên thực tế. Lấy một cuốn hồi ký hết sức tào lao của một kẻ chuyên nói dóc như Vũ Thư Hiên để làm minh chứng cho mình, như vậy cũng đủ thấy Phương Nguyễn là hạng người gì và những câu chuyện của Phương Nguyễn nhằm mục đích gì?
Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là thần thánh, nhưng những hy sinh, cống hiến của Người cho dân tộc, cho nhân loại và những giá trị đạo đức, nhân cách, tư tưởng của Hồ Chí Minh là không thể phủ nhận. Những kẻ cố tình xuyên tạc, bôi nhọ cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những kẻ không có con tim và khối óc.
Thay cho lời kết, xin trích dẫn một câu của Jonh Lee – một Việt kiều yêu nước, như sau: “Hồ Chí Minh như mọi người chúng ta mà thôi, nhưng cũng khác chúng ta bởi vì Hồ Chí Minh làm được tất cả những điều bình dị mà cao cả ấy một cách tự nhiên, hầu như dễ dàng như hít thở khí trời, như sinh ra là để làm những điều như vậy. Hồ Chí Minh là con người bằng xương bằng thịt ở ngay trước mắt chúng ta, ở trong tâm khảm của mỗi người Việt Nam yêu nước, chứ không phải là điều tưởng tượng, không phải thánh thần quanh quất đâu đây”./.
Những kẻ như Phương Nguyễn thì không nên sống nữa
Trả lờiXóa