Social Icons

Pages

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2019

TỔNG THỐNG NGA V.PUTIN VÀ CÔNG TÁC NGĂN NGỪA SỰ XÂM THỰC CỦA VĂN HÓA NGOẠI LAI.

Năm 2014, Barack Obama thành lập "Học bổng YSEALI" (Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á) với mục tiêu đào tạo các "thủ lĩnh trẻ" trong sinh viên ở các quốc gia Đông Nam Á - những người được tiếp thu các giá trị dân chủ, xã hội dân sự theo quan niệm của Mỹ và phương Tây. Và ông B.Obama từng nhiều lần công cán các nước Đông Nam Á, đích thân phát triển quỹ học bổng này, cả khi đương nhiệm và khi đã về hưu.
Nhận định về việc Mỹ chi hàng trăm triệu đô cho những quỹ học bổng dành cho sinh viên nhiều nước đang phát triển, Tổng thống Nga V.Putin từng nói trong một bài phát biểu đầu 2017: "Đây là miếng bánh tự do dân chủ mà họ (Mỹ) vẽ ra, thông qua quỹ từ các tổ chức Phi chính phủ. Tin vào sự tử tế ấy chẳng khác gì việc tin chúng tôi (Nga) đã can thiệp vào bầu cử nước khác vậy."

(Mới đây nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có phát biểu mang hàm ý châm chọc khi phóng viên CNN hỏi về dự định của nước Nga trong những năm tới. Rằng liệu Nga có can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.
"Tôi sẽ nói với các vị một bí mật, vâng, chúng tôi chắc chắn sẽ làm việc đó (can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ). Chỉ xin đừng nói với ai điều đó")
Lời nói của ông Putin là hoàn toàn có cơ sở, ví dụ như trường hợp Trần Hoàng Phúc ở Việt Nam. Sau khi nhận được học bổng Obama, năm 2016, khi B.Obama sang thăm Việt Nam, Phúc đã có vinh dự được gặp mặt trò chuyện cùng Obama với tư cách là thành viên của nhóm "Sáng kiến lãnh đạo trẻ Đông Nam Á - YSEALI". Một năm sau, Phúc bị bắt vì tội phản động, chống phá nhà nước XHCN Việt Nam.
Phúc không phải là trường hợp duy nhất, ít nhất thời điểm hiện tại đã có 3 sinh viên Việt Nam nhận học bổng Obama và bị bắt với tội danh chống phá nhà nước. Và trên khắp thế giới, tất cả thủ lĩnh của các phong trào nổi dậy đòi "tự do dân chủ" đều là sinh viên, được nhận tài trợ kiêu "Học bổng YSEALI" của Mỹ (Tại Hong Kong là Hoàng Chi Phong, Chu Đình, Trần Hạo Thiên hay ở Indonesia là Fuad Wahyudin, Shahrul Aman Shaari ...)
Tổng thống Mỹ R.Reagan đã từng tuyên bố: "Đầu tư cho học sinh - sinh viên các nước Xã hội chủ nghĩa du học ở Mỹ là một khoản đầu tư lâu dài, hãy gây ảnh hưởng tư tưởng với họ, hun đúc họ trong lối sống và giá trị quan niệm văn minh Mỹ, chờ họ từng bước trở thành rường cột của xã hội họ, rồi thông qua cái đầu của họ biến đất nước đó chuyển mình theo nền văn minh tư bản của ta".
Liên bang Soviet đã từng sụp đổ vì chiêu trò này của Mỹ, cũng bị chính những sinh viên Liên Xô nhận "học bổng" từ Mỹ góp phần làm tan hoang. Vậy nên ông Putin đã kiên quyết cảnh giác, thậm chí làm rắn với các quỹ học bổng và tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ từ Mỹ.
Theo báo Pravda của Nga cho biết, Quỹ Dân chủ Mỹ (NED - National Endowment for Democracy) có mặt trên khắp đất nước Nga, thâm nhập vào diễn biến chính trị ở Nga hiện nay, giúp đỡ "trung tâm tin tức quốc tế" đặt tại Moskva để hơn 80 tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia có thể tận dụng "trung tâm tin tức" này để tổ chức họp báo về các vấn đề: Tự do dân chủ và quyền con người.
Tổ chức này cũng tài trợ cho nhiều tổ chức thanh niên và các buổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích "tài trợ và bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo mới cho đất nước Nga". Theo giới học giả thì sự trở lại của Putin sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất của Mỹ và châu Âu. Đối với Washington, nước Nga có dân chủ thật sự hay không không quan trọng. Quan trọng nhất là phải lật đổ chướng ngại vật lớn nhất ngăn cản kế hoạch của Mỹ - Putin. Mỹ không muốn nước Nga xuất hiện kẻ mạnh.
Tuy gọi là "phi chính phủ" nhưng các tổ chức thuộc dạng này ngày càng liên hệ chặt chẽ với chính phủ nhiều nước, thậm chí hiện diện trong các chiến dịch tranh cử chứ không đơn thuần hoạt động nhân đạo.
Thế là ở Nga ngày càng bùng phát các phong trào tự do dân chủ. Trong đó có phong trào đấu tranh vì nhân quyền nhưng bản chất của nó là chống phá và làm suy yếu nước Nga. Cách Mỹ đã từng "diễn biến hòa bình" để kéo sập Liên bang Xô Viết.
Nhưng V.Putin rất tỉnh và đẹp trai!
Năm 2006, Tổng thống Nga ký sắc lệnh cấm mọi hoạt động tổ chức Giám sát nhân quyền, Ân xá quốc tế, Viện Cộng hòa quốc tế... cùng hơn 90 tổ chức phi chính phủ (NGO). Một trong những nguyên nhân chính là sự can thiệp vào nội bộ Nga của vài tổ chức thuộc NGO.
Trả lời phỏng vấn truyền thông quốc tế, trong đó có chính CNN, Putin nói rằng ông chống lại các giá trị văn hóa ngoại lai du nhập từ phương Tây, bởi nó sẽ gây băng hoại văn hóa truyền thống Nga, làm nước Nga suy đồi. Xin trích lại lời của Tổng thống Nga V.Putin.
"Tôi muốn nhắc lại đôi điều mà tôi đã phát biểu trong Diễn văn đọc tại Quốc hội Liên bang: Vâng, đây là một cách tiếp cận bảo thủ, nhưng tôi muốn nhắc bạn về những phát ngôn của nhà triết học Nga Berdyaev rằng: chủ nghĩa bảo thủ không cản trở sự chuyển động về phía trước và tiến lên trên mà nó giúp ngăn chặn sự chuyển động thụt lùi và đi xuống. Theo tôi, đó là một công thức rất tốt, và nó là công thức mà tôi đề xuất. Chẳng có gì bất thường với chúng tôi ở đây. Nga là đất nước có một nền văn hóa cổ đại rất sâu sắc, và nếu chúng tôi muốn trở nên mạnh mẽ và phát triển một cách tự tin, chúng tôi phải dựa vào nền văn hóa và những truyền thống này, chứ không chỉ tập trung vào tương lai."
Năm 2013, nhằm ngăn cản các hoạt động chống phá nhưng được núp bóng dưới phong trào nhân quyền, vì cộng đồng LGBT - Vladimir Putin đã ban hành một bộ luật cấm mọi hình thức tuyên truyền về đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng tính. Bộ luật cấm những sự kiện cổ vũ cho người đồng tính, quy định việc cung cấp những thông tin "tuyên truyền việc về đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới" cho trẻ vị thành niên là phạm pháp, đồng thời các sự kiện cổ vũ cho quan hệ đồng tính cũng bị cấm. Đây là một nỗ lực nhằm tuyên dương những giá trị truyền thống của nước Nga và chống lại trào lưu cổ vũ đồng tính luyến ái, đòi hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính đến từ các nước phương Tây, mà Chính phủ Nga tin rằng đang làm băng hoại giới trẻ và phá hủy nền tảng luân lý gia đình của nước Nga, khiến nước Nga suy yếu và già hóa như nhiều nước Phương Tây khác.
Ở nước Nga thì V.Putin nhận được sự ủng hộ rất lớn, không chỉ ở bộ máy chính quyền mà ngay chính người dân Nga. Bộ luật cấm tuyên truyền đồng tính đã được Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) thông qua với số phiếu tuyệt đối 436 thuận - 0 phiếu chống, và 88% người dân Nga được phỏng vấn đã bày tỏ ủng hộ đối với lệnh cấm. Bên cạnh đó, từ năm 2015, Chính quyền thành phố Moskva và quốc hội Nga đã đề ra Ngày tình yêu gia đình để tập hợp các chiến dịch tuyên truyền bảo vệ giá trị gia đình truyền thống, ngăn chặn sự truyền bá của các nhóm hoạt động đồng tính, các tổ chức phi chính phủ đòi hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Tổng thống Nga Vladimir Putin lý giải cho hành động của mình. Trích.
"Vấn đề đồng tính ở Nga đã được cố tình phóng đại từ bên ngoài vì những lý do chính trị, và tôi tin rằng, đó không phải là những mục đích tốt... Tôi không thấy bất cứ điều gì phản dân chủ trong hành vi pháp lý này. Tôi tin rằng chúng ta nên để trẻ em sống trong yên bình. Chúng ta cần phải cung cấp cho trẻ em một cơ hội để phát triển, giúp trẻ em nhận ra mình là ai và có quyền đưa ra quyết định cho mình. Trẻ em muốn sống trong một cuộc hôn nhân tự nhiên bình thường hay là một cuộc hôn nhân phi truyền thống? Đó là điều duy nhất tôi muốn nói."
Putin cho biết chính sách cấm đồng tính luyến ái là vấn đề quan trọng cho việc duy trì dân số đất nước: Ông nói: "Người châu Âu đang chết dần do già hóa dân số) bởi việc cổ vũ phong trào đồng tính. Nên nhớ hôn nhân đồng tính không thể tạo ra trẻ em nhưng nó sẽ khiến trẻ em bị ngộ độc và lầm tưởng. Nếu là nhân quyền, vậy mỗi người ai cũng có quyền yêu ghét cá nhân. Nước Nga có sự lựa chọn cho riêng mình, và chúng tôi đã làm thế vì đất nước của chúng tôi."
Tuy nhiên, chính vì nhiều chính sách cứng rắn mà Putin bị truyền thông Mỹ và phương Tây cáo buộc là độc tài. Để tránh đi vào vết xe đổ của S.Hussein, Putin đã tự mình lên tiếng trước truyền thông quốc tế. Ông cất tiếng không phải để thanh minh, nguyên nhân chỉ bởi ông không muốn nhân dân thế giới hiểu sai vấn đề.
Tại cuộc họp báo chung với Tổng thống George Bush ở Slovakia, Putin có nói. Trích.
"Nước Nga đã đưa ra lựa chọn của mình theo hướng dân chủ. Mười bốn năm trước, một cách độc lập, không bị bất cứ một sức ép nào từ bên ngoài, nó đã đưa ra quyết định đó trên cơ sở lợi ích của chính mình và lợi ích của người dân - những công dân của nó. Đó chính là lựa chọn cuối cùng của chúng tôi, và chúng tôi không có con đường quay trở lại.
Đầu tiên, chúng tôi không chuẩn bị tạo nên - sáng tạo bất kỳ một kiểu dân chủ đặc biệt nào của Nga; chúng tôi đang chuẩn bị đưa ra các nguyên tắc căn bản của một nền dân chủ từng được thành lập trên thế giới. Nhưng tất nhiên, tất cả các định chế dân chủ hiện đại - các nguyên tắc dân chủ phải tương xứng với tình trạng phát triển hiện tại của nước Nga, với lịch sử và truyền thống của chúng tôi.
Không hề có điều gì bất bình thường ở đây. Về hoạt động của các thể chế dân chủ chính, có thể có một số sự khác biệt, nhưng các nguyên tắc căn bản và nền tảng đang được áp dụng theo cách thức để chúng sẽ được phát triển bởi một xã hội hiện đại và văn minh...
Tôi tin rằng rất nhiều người sẽ đồng ý với tôi, việc áp dụng những nguyên tắc và tiêu chuẩn dân chủ không thể đi liên với sự sụp đổ quốc gia và sự nghèo đói của nhân dân." - Hết trích.
Các kết quả khảo sát gần đây cho thấy tỷ lệ ủng hộ của công chúng Nga dành cho Tổng thống Vladimir Putin lên tới 85%, trong đó có hơn 80% người trẻ Nga ủng hộ các chính sách của ông. Nguyên nhân sự ủng hộ Putin là do Putin đã giúp tình hình kinh tế ổn định trở lại sau 10 năm hỗn loạn thập niên 1990, mang lại cho đất nước Nga "ánh sáng hưng thịnh" và trong suốt 14 năm, thu nhập thực tế của người Nga đã tăng gấp 7 lần. Với sự kiện sáp nhập Crimea và đem quân hỗ trợ Chính phủ Syria trong cuộc chiến chống khủng bố, người Nga đã lại có cơ hội cảm nhận về vị trí siêu cường như thời Liên Xô.
Tuy nhiên ở trường quốc tế, nhân dân thế giới vẫn yêu thích các đời Tổng thống Mỹ hơn. Theo một cuộc khảo sát vào năm 2015 của Gallup về mức độ được yêu thích của các nhà lãnh đạo trên thế giới, tỉ lệ ủng hộ của Putin trên toàn cầu là 33% (trong khi tỉ lệ không ủng hộ lên tới 43%), thua xa mức độ yêu thích mà nhân dân trên toàn thế giới dành cho Tổng thống Mỹ Barack Obama (với tỉ lệ ủng hộ 53% và tỉ lệ không ủng hộ là 29%).
Ở, Việt Nam, nước có tỉ lệ ủng hộ dành cho Putin cao nhất (76%) song con số này vẫn kém hon so với mức ủng hộ mà người Việt dành cho ông Obama (80%).
Tuy nhiên nếu xét về quan điểm trong nước, tỷ lệ người dân Mỹ ủng hộ ông Obama chỉ ở mức 12% trong khi tỷ lệ người dân Nga ủng hộ ông Putin đạt tới 72%.
Có lẽ đó là nguyên nhân Mỹ và phương Tây vẫn không ngừng cáo buộc V.Putin mị dân và độc tài.
Nhưng hãy cảnh giác với "Tự do dân chủ" từ Mỹ, bởi vì như lời Putin nói: "Họ chẳng cho không ai thứ gì đâu, tất nhiên là trừ bom đạn!"

1 nhận xét: