Gần đây, trên trang mạng xã hội xuất hiện
bài viết của Nguyễn Ngọc Già với tiêu đề: “Tội danh không tưởng trong BLHS” đã
xuyên tạc về dân chủ và công tác lập pháp ở nước ta. Tuy nhiên, sự thật và thực
tiễn của đất nước ta đã bác bỏ luận điệu xuyên tạc của y, bởi vì:
Thứ nhất, không thể phủ nhận nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ là
rất rõ ràng và không ai có thể bóp méo, xuyên tạc. Tại Tuyên ngôn độc lập, đọc
trong ngày khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công
năm 1945, Nhà nước tổ chức cho nhân dân ta (không phân biệt nam, nữ, dân tộc,
tôn giáo…) bầu cử tự do với hình thức phổ thông đầu phiếu năm 1946. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở
thành người làm chủ và quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy trong
quá trình xây dựng xã hội mới.
Toàn bộ hoạt động của Đảng, Nhà nước Việt
Nam đều xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân; bảo đảm nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở tất cả các cấp,
trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường
pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê
phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân và lợi dụng
dân chủ làm tổn hại đến lợi ích quốc gia – dân tộc, gây mất an ninh, trật tự,
an toàn xã hội.
Thứ hai, không thể xuyên tạc về công tác
lập pháp ở Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng công tác lập pháp luôn được nâng
cao chất lượng, hiệu quả theo Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến
lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Hệ
thống pháp luật được xây dựng nhất quán, đồng bộ và luôn được hoàn thiện theo
đúng Hiến pháp và các chương trình xây dựng pháp luật đã được Quốc hội đề ra.
Chúng ta luôn kiên định, kiên quyết đấu tranh với những thủ đoạn, âm mưu phá hoại,
gây bất ổn xã hội bằng cách phá hoại quá trình lập pháp của nước ta. Chẳng hạn,
như Nguyễn Ngọc Già hay lực lượng nhân danh dân chủ, xã hội dân sự, thậm chí lợi
dụng các tổ chức quốc tế để gây sức ép đòi bỏ Điều 117 về “Tội làm, tàng trữ,
phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hay Điều 331 về “Tội lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân” của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Thực tế cho thấy, những điều khoản nêu
trên là phù hợp với các công ước quốc tế, yêu cầu thực tiễn ở Việt Nam và tương
đồng với luật pháp của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiến pháp Mỹ quy định: Tòa
án tối cao được phép đưa ra những trừng phạt pháp lý khi phát hiện báo chí có
hành vi phá hoại, lăng nhục, vu khống, xúc xiểm nhà nước, xã hội và cá nhân.
Hay Bộ luật Hình sự của CHLB Đức cũng quy định tội “Tuyên truyền bất hợp pháp”.
Mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Trả lờiXóa