Công nghệ phát triển giúp cho người ta đi từ quán trà đá đầu hẻm ra mạng xã hội toàn cầu, họ nghe báo chí, mạng xã hội và bức xúc với những thứ đó. Mỗi cái tít báo đều gây ra tranh luận và ủng hộ, có kẻ khen, có người chê. Người ta đưa ra ý kiến của mình và tưởng rằng những tập hợp ý kiến ấy đủ mạnh là có thể thay đổi tất cả, tức là họ đang làm chính trị vậy.
Các “lãnh tụ”mạng chuyên xuôi dòng, cũng như ngược dòng, phán bảo ầm ĩ, con nhang đệ tử vái lấy vái để, Facebook lúc nào cũng sôi sục như có cách mạng “hoa cứt lợn” đến nơi. Nếu like & share mà là cách mạng thì facebook đã là nhà nước đế quốc toàn cầu từ lâu rồi.
Từ tình hình trên trong thời gian qua đã xuất hiện các hội, nhóm ảo tưởng mình là “lãnh tụ mạng xã hội” để phán quyết mọi điều của cuộc sống, phán xét mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, đặc điểm nhận đạng đối tượng này như sau:
1. Là những kẻ luôn biết mọi thứ trên đời cả phạm vi lịch sử và hiện tại cũng như tương lai; biết mọi thứ trong nước cũng như trên thế giới; hiểu mọi đạo luật quốc tế cũng như trong nước và cho rằng mình luôn luôn đúng.
2. Đó là, những thành phần chuyên đi chỉ trích người khác và hay hùa theo số đông mà không suy xét. Là những kẻ đạo đức giả, chuyên tỏ vẻ mình là người tử tế rồi tự tâng bốc bản thân nhằm mưu lợi cá nhân.
4. Là những thành phần Adua, hùa theo phong trào, dựa vào đám đông mà ném đá người khác chứ chẳng có tí chính kiến nào cũng như chẳng hiểu bản chất vấn đề mình đang bàn cãi. Là những kẻ rất hung hăng, mạnh miệng trên bàn phím, thích gì là nói ra luôn, chuyên phớt lờ ý kiến đóng góp của người khác, chỉ xem trải nghiệm và luận điểm cá nhân mình là nhất.
5. Là những kẻ chuyên ganh ghét, kỳ thị người khác, không muốn ai hơn mình, chuyên dùng từ miệt thị. Là những kẻ thích trở thành người nổi tiếng trên mạng, được mọi người chú ý bằng những like, share, bình luận. Họ sử dụng thủ đoạn để được chú ý, sống ảo tưởng sức mạnh của bản thân sau màn hình máy tính.
Chính vì vậy, họ ảo tưởng rằng mạng xã hội là trụ sở cơ quan công an, là trụ sở làm việc của cơ quan thanh tra, kiểm tra để đưa đơn thư, đưa bài viết đấu tố lẫn nhau…có kẻ còn ảo tưởng vào sức mạnh bàn phím, vào sự ngộ nhận “lãnh tụ mạng xã hội” đấu tố cả cơ quan công quyền, cả cán bộ cao cấp….. và khi đối diện với các quy định của tổ chức, của pháp luật họ đã MẤT TẤT CẢ rồi ngậm ngùi trong cay đắng, hối hận muộn màng. Đau xót thay !
Chúng ta là con dân Nước Việt sinh ra và lớn lên trong xã hội Á Đông nhiều lễ giáo khuôn phép, chúng ta đã luôn được học rằng phải sống nhân ái, nghĩa tình, làm việc gì cũng phải thấu tình đạt lý, nhân ái yêu thương. Vậy mà giờ đây có kẻ ảo tưởng vào sức mạnh bàn phím, mất kiểm soát, cho phép mình buông lời ác độc với những người mà chúng ta không hề quen biết hay hiểu rõ. Sử dụng bàn phím để phán xét người này, kết tội người khác mà trong tay không một mảnh tài liệu nào kiểm chứng. Đáng buồn thay!
Dân gian Việt Nam có câu rất hay, rất chí lý : ” Thương thì củ ấu cũng tròn mà ghét thì bồ hòn cũng méo ”. Bằng cảm tính cá nhân và thêm tý “ văn hoá bầy đàn” thương ai, thích ai thì họ thiên vị mù quáng ủng hộ, khen ngợi , tung hô, hậu thuẫn… còn ghét ai thì miệt thị, chê bai, tìm ra tất cả những xấu xa, bẩn thỉu nhất của kẻ này và tấn công, triệt hạ…
Thực ra việc chúng ta tham gia mạng là giải trí cho vui, ngoài ra còn để góp phần có tiếng nói phân biệt đúng sai, phải trái để mọi người cùng nhận biết và cảnh giác với cái sai, ủng hộ cái đúng. Trên mạng ảo này chẳng có ai là “lãnh tụ mạng ” hay “anh hùng bàn phím ” cả, vấn đề quan trọng vẫn là cuộc sống sinh động thường ngày chúng ta nơi gia đình, cơ quan, trường học…chúng ta đã làm được gì, đã đóng góp gì cho xã hội và cho cộng đồng, chúng ta có được bà con lối xóm hay đồng nghiệp tín nhiệm yêu thương hay không ?. Bởi vì việc tranh luận trên mạng xã hội chẳng có ai đúng và chẳng có ai sai, vì chẳng có trọng tài nào phát xét cho những điều đó.
Trong cuộc sống hiện đại với thông tin đa chiều sẽ phải có tranh cãi, tranh luận, tranh chấp nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta phải hiểu rằng tranh luận để tiến lên chứ không phải để thụt lùi, tranh luận để xây dựng chứ không phải tranh luận để phá hoại, tranh luận để cùng nhau tìm giải pháp tốt nhất có lợi cho mọi người chứ không phải để thù hận , để “hại” người kia… Tất cả mọi vấn đề đều có hai mặt, thậm chí nhiều mặt cho nên những con người của thế kỷ 21 phải hiểu rõ điều đó để cùng nhau tranh luận cho một tương lai tốt đẹp hơn. Tìm ra những điểm chung để làm việc, để học hỏi, để yêu thương, xây dựng và cùng nhau tiến bộ…
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến một số kẻ ĐÁNH MẤT TẤT CẢ trong thời gian qua chính là xuất phát từ sự “TỰ CAO và BẢO THỦ”. Điển hình là những người luôn cho mình là nhất, thứ gì của mình cũng là số một mà không ai có được, không ai sánh bằng. Họ luôn bảo thủ bảo vệ những ý kiến của bản thân, luôn cho chúng là đúng mà không quan tâm đến ý kiến góp ý chân thành của những người xung quanh. Một vài người thể hiện sự tự cao, kiêu ngạo ở chỗ thích những thứ hào quang hư ảo, ưa nịnh bợ, tâng bốc… và cuối cùng họ đã trượt dài “trong ảo tưởng’ và phải “trả giá” quá đắt – không chỉ họ MẤT TẤT CẢ mà còn liên lụy tới gia đình, người thân. Thật đau xót biết nhường nào.
Hiện nay vẫn còn rất nhiều kẻ “TỰ CAO và BẢO THỦ” đang sung sướng khi được tâng bốc với vai trò tưởng tượng là “lãnh tụ mạng xã hội”.
Nhưng hãy tin đi ! “nhân quả” dù có delay một tý, nhưng chưa bao giờ là “không cất cánh”. Hãy vào phòng chờ, đợi thêm giây lát ...
Các lãnh tụ tự phong này chung quy lại là những người chẳng biết gì cả; nhưng chỗ nào cũng phán được.
Trả lờiXóaViệc tranh luận trên mạng xã hội chẳng có trọng tài nào phát xét ai đúng, ai sai; do đó mỗi người tham gia mạng xã hội phải tự nhận biết và cảnh giác với cái sai, ủng hộ cái đúng.
Trả lờiXóaCác thông tin xấu, độc tràn lan trên mạng xã hội; và cũng có hàng loạt trường hợp bị xử lý nghiêm khắc do phát tán các thông tin xấu, độc; vì vậy người xử dụng mạng xã hội phải hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóa