Theo nhiều nguồn tin nước ngoài, một chiến hạm của hải quân Hoa Kỳ đã “xông đất” Biển Đông ngay trong ngày đầu năm mới Canh Tý (29/1/020). Người đưa tin commet rằng-Hành động này của hải quân Hoa Kỳ là nhằm thách thức “yêu sách chủ quyền của TQ. Phía TQ chưa đưa ra câu trả lời đối với hành động của hải quân Hoa Kỳ. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, nếu TQ là chủ nhân thật sự Biển Đông thì họ phải xem đây là hành vi của TQ là xâm lược, không thể thá thứ. Cú test (đưa tầu hải quân vào Biển Đông) cho thấy gì?
Về phía TQ, việc im lặng- không có phản ứng về mặt ngoại giao cũng như về mặt quân sự cho thấy chỉ có thể có hai khả năng: Với TQ thì 1-Đây không phải là hành vi thách thức-xâm lược; 2- họ không cho rằng đây là là hành vi chính trị nghiêm trọng. Cho dù khả năng nào thì TQ vẫn tỏ ra là kẻ hèn yếu trước Hoa Kỳ. Về phái Hoa Kỳ, việc đưa tầu hải quân vào Biển Đông trong khi TQ xem đây là vùng biển (“ đường lưỡi bò, 9 đoạn”) là một thách thức công khai “nghiệt ngã” …về chính trị- quân sự đối với TQ. Lâu nay TQ thường xem tất cả vùng biển, vùng trời Biển Đông là “ao nhà” của họ.
Biển Đông có nhiều quốc gia đã và đang tranh chấp chủ quyền. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Năm 1974 TQ xâm lược quần đảo Hoàng Sa. Bởi vậy có thể nói quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Tuy nhiên Biển Đông còn là con đường hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng nhất là đối với các quốc gia phát triển. Biển Đông là con đường vận chuyển lên đến gần 50% lưu lượng hàng hóa thương mại quốc tế, trong đó có vận chuyển dầu mỏ. Lâu nay Hoa Kỳ đã nhiều lần tuyên bố về quyền tự do hàng hải nói chung tự do hàng hải, hàng không qua Biển Đông nói riêng. Còn Trung Quốc thì xem Biển Đông là lãnh hải của họ. Theo Luật biển UNCLOS, 1982, chủ quyền của một quốc gia ven biển bao gồm các vùng sau: Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ quốc gia; Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý; Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Tiếp đến Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền…
Sự im lặng của Hà Nội khi chiến hạm Hoa Kỳ đi qua Biển Đông có thể hiểu- đó là hoạt động của tầu tuyền nước ngoài trên vùng biển VN tuân thủ nguyên tắc “đi qua không gây hại” theo Luật biển 1982. Theo đó đi qua không gây hại là khi việc đi qua đó không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển,…không: Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào; Thu nhập thông tin tình báo …; Gây ô nhiễm môi trường; đánh bắt hải sản…
Với Việt Nam tuy chưa có đầy đủ thông tin nhưng chắc rằng chiếm hạm của Hoa Kỳ đã bảo đảm những điều kiện trên. Với TQ Hoa Kỳ chắc chắn không cần thông báo về việc chiến hạm của họ đi qua Biển Đông…Hơn nữa việc Hoa Kỳ đưa chiến hạm đi qua Biển Đông vào thời điểm hiện nay có thể là một hành động thách thức về chính trị, quân sự của Hoa Kỳ đối với TQ Sự im lặng của TQ ho thấy sự yếu thế về chính trị và pháp lý của họ. Còn sự “ im lặng” của Hà Nội đối với hoạt động của chiến hạm Hoa Kỳ trên Biển Đông được hiểu Việt Nam và nhiều quốc gia ven Biển Đông hoan nghênh, chí ít cũng không phản đối hành động của Hoa Kỳ bởi vì người ta không chấp nhận việc TQ xem Biển Đông là lãnh thổ, lãnh hải của họ./.
Bài viết này rất hay, các bạn nên tham khảo
Trả lờiXóa