Nghị viện Châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA với Việt Nam. Đây là một trong những hiệp định thương mại quan trọng bậc nhất lịch sử thương mại hiện đại Việt Nam.
Đại sứ EU tại VN, Giorgio Aliberti đã phát biểu trên trang twitter chính thức của mình: "Tin tuyệt vời cho mối quan hệ Việt Nam và EU, Nghị viện châu Âu đã chính thức phê duyệt EVFTA và IPA với đại đa số phiếu. Bây giờ sẽ là thời gian dành cho Quốc hội Việt Nam, sau đó hiệp định sẽ chính thức được thực thi. Điều này mới chỉ là khởi đầu".
INTA cho biết, FTA nhận được 401 phiếu ủng hộ, 192 phiếu không ủng hộ và 40 phiếu trống. Tỷ lệ này với IPA là 407/188/53.
Geert Bourgeois, nhà lập pháp của Nghị viện EU cho rằng: "Chúng tôi đã đàm phán nhiều năm và đây là thời khắc lịch sử, nếu không, trong tương lai quan hệ Trung - Việt sẽ quan trọng hơn nữa". Ông phát biểu trong bối cảnh Việt Nam cũng đang "buông" lời ve vãn từ Mỹ và Trung Quốc.
NYTimes có đưa tin rằng một nhóm gồm 28 tổ chức phi chính phủ đã yêu cầu các nhà lập pháp EU hoãn sự đồng ý của họ đối với các thỏa thuận cho đến khi Việt Nam cho thấy họ cam kết bảo vệ lao động và nhân quyền. Nhưng phía Việt Nam lại luôn cho thấy rằng họ đang làm rất tốt những điều đó, không có gì có thể cản nỗi một thỏa thuận mang tính lịch sử như thế này.
Reuters cho biết: "Quốc hội Việt Nam sẽ phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU tại cuộc họp sắp tới. Phía Anh Quốc tin rằng điều này sẽ mở ra một cột mốc quan trọng của Vương quốc Anh trong mối quan hệ giữa quốc gia Đông Nam Á và EU."
Tờ Bloomberg cho hay: "Châu Âu đã dành một chiến thắng khi hiệp ước với Việt Nam được xóa bỏ những rào cản cuối cùng". Họ cũng nói thêm, đã có những khó khăn nhưng đây là hiệp định đầu tiên với một một quốc gia độc đảng và theo chủ nghĩa cộng sản.
EU đã từng bị đình trệ khi một hiệp ước với toàn khối ASEAN vào năm 2007, họ cũng đang tìm kiếm các thỏa thuận thương mại với từng nước ASEAN, trong đó có Thái Lan, Philippines, Singapore, Indonesia. Dự định ban đầu của họ là không có cái tên Việt Nam. Nhưng sau bao nhiêu năm, Việt Nam lại là cái tên được các nhà lập pháp EU lựa chọn.
Với EVFTA và IPA, EU đã phản công chống lại chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump thông qua các thỏa thuận với các quốc gia khác trên toàn cầu. Khối năm ngoái đã đạt được thỏa thuận lớn với khối Mercosur bao gồm Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay sau khi triển khai các hiệp định thương mại tự do đột phá với Canada và Nhật Bản.
Tuy nhiên, hiệp định EU-Mercosur sẽ khó có thể bắt đầu do những lo ngại về chính trị, vì thế, Việt Nam, lại một lần nữa đóng vai trò như một "kẻ cứu rỗi".
Chỉ trong 2 tháng tới, "con dấu mộc" sẽ chính thức có hiệu lực khiến cho EU và Việt Nam gần nhau hơn nữa, lần đầu tiên EU kí kết một hiệp định thương mại với một quốc gia "thuộc thế giới thứ ba" với tổng GDP chưa vượt mức 300 tỷ USD trên giấy tờ. Điều này đã gián tiếp cổ vũ các quốc gia nhỏ bé khác trên thế giới rằng các nước đó hoàn toàn có thể tự tin đứng sòng phẳng và ngang hàng với các cường quốc.
Một quốc gia non trẻ đang chứng tỏ sự vươn mình trỗi dậy trong tâm thế của một kẻ luôn bị đánh giá thấp, luôn bị chê cười. Nhưng giờ đây, chính Việt Nam mới là quốc gia khiến EU dường như tìm được "lối thoát hiểm" và dần tách ra khỏi sự ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc, trong cuộc đấu này, dường như EU kỳ vọng nhiều hơn, dĩ nhiên, Việt Nam cũng sẽ có những thách thức.
Nhưng dám chấp nhận, dám đương đầu luôn luôn là bản lĩnh của một người quân tử kiêu hùng.
Nghị viện Châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA với Việt Nam. Đây là một trong những hiệp định thương mại quan trọng bậc nhất lịch sử thương mại hiện đại Việt Nam.
Trả lờiXóaMột quốc gia non trẻ đang chứng tỏ sự vươn mình trỗi dậy. Giờ đây, chính Việt Nam mới là quốc gia khiến EU dường như tìm được "lối thoát hiểm" và dần tách ra khỏi sự ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc.
Trả lờiXóaHiệp định EU-Mercosur sẽ khó có thể bắt đầu do những lo ngại về chính trị, vì thế, Việt Nam, lại một lần nữa đóng vai trò như một "người cứu rỗi".
Trả lờiXóa