Social Icons

Pages

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Kiểm soát tự do ngôn luận trên mạng,… vi phạm hay bảo đảm quyền con người

Image may contain: 5 people, people standing and outdoorTrên nhiều báo chí, trang MXH, chủ đề quyền tự do ngôn luận (TDNL) nói chung, TDNL trên internet, MXH nói riêng là một chủ đề được cư dân mạng đặc biệt quan tâm. Bộ “4T” cũng khá vất vả về những kẻ thích trở thành người nổi tiếng trên mạng, đặc biệt là trên Facebook bằng cách đưa thông tin “giật gân”. Các chủ đề cũng đa dạng như đời thường - từ những vấn đề chính trị, quan hệ quốc tế, nhất là quan hệ VN với mấy nước lớn, như Hoa Kỳ Nga, TQ… cho đến giá cả dịch vụ, dịch bệnh corona…
Trong mấy ngày trước và sau tết Canh tý, trên nhiều trang mạng chống cộng, có bài viết về quyền TDNL ở VN. Họ viết rằng: “VN siết TDNL và tấn công mạng tạo mối nguy cho nhân quyền”(!) của tổ chức Ân xá quốc tế Amnesty International (báo cáo năm 2019)… “việc các nhà hoạt động nhân quyền bị tấn công trên mạng là những thách thức với các nhà hoạt động nhân quyền tại VN”.
Báo cáo nêu cụ thể “một loạt các vấn đề có liên quan đến nhân quyền tại VN gồm việc gia tăng số lượng các lương tâm tù nhân; đàn áp quyền con người căn bản; ban hành luật an ninh mạng; các nhà hoạt động nhân quyền bị quấy rối, đe dọa…”.
Vậy quyền con người (QCN) là gì? Những hoạt động ngăn chặn những kẻ lợi dụng QCN có phải là vi phạm nhân quyền không, hay ngược lại?
Cho đến nay khái niệm QCN không còn xa lạ với mọi người và cũng đã được quy định trong Hiến pháp 2013 của VN. Người ta có thể hiểu nội dung cơ bản của QCN là các nhu cầu về vật chất (như ăn, ở, đi lại, môi trường…) và tinh thần (như tự do internet, tham gia MXH, TDNL, báo chí, tự do tiếp cận thông tin,…) của mọi người.
Tuy nhiên cho đến nay phần lớn người chỉ hiểu QCN về mặt “quyền” mà chưa hiểu QCN về mặt “trách nhiệm” của mỗi người. Cách hiểu “QCN là người ta muốn làm gì thì làm” là cách hiểu sai lầm, hiểu không đầy đủ. QCN không chỉ có quyền” mà còn bao hàm cả “nghĩa vụ- trách nhiệm”. Đó là tôn trọng quyền của xã hội, cộng đồng và quyền của người khác.
Hiến pháp 2013 quy định: 1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; 2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; 3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; 4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. (Điều 15).
Bộ Luật Hình sự 2015 đã quy định về tội “lợi dụng quyền TDNL…” như sau: “Người nào lợi dụng các quyền TDNL, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. (Điều 258).
Đời sống của con người từ xa xưa cho đến nay đều dựa trên thông tin để lựa chọn cách thức hoạt động. Ngày nay, trong điều kiện Internet, MXH phát triển thì thông tin càng trở nên quan trọng hơn. Mọi người nếu có những điều kiện- có một trong những thiết bị thông tin thông minh (như máy vi tính, điện thoại di động…) và ở đó có internet thì đều có thể tiếp cận thông tin toàn cầu. Mặt trái của nó là mọi người cũng có thể nhận được thông tin ảo (không có thật) và chính mỗi người cũng có thể cung cấp thông tin sai trái, xấu độc gây tác hại tiêu cực đến cá nhân, tổ chức và xã hội.
Vừa qua, nhờ có thông tin mà mọi người có thể biết được dịch corona diễn biến như thế nào, cần và có thể ứng phó ra sao. Trái lại cũng có những kẻ lợi dụng thông tin mạng để tán phát thông tin sai gây hoang mang cho xã hội. Như thông tin có được trên internet, những kẻ tung tin thất thiệt về dịch corona đã bị xử lý.
TDNL, tiếp cận thông tin là một QCN cơ bản và quan trọng. Tuy nhiên khi sử dụng quyền này cần phải thận trọng, có trách nhiệm vì nếu đưa thông tin sai trái sẽ đem lại tác dụng xấu, to lớn đến xã hội. Nói cách khác về khách quan là vi phạm QCN của cả xã hội.

3 nhận xét:

  1. Thời gian qua các thông tin xấu, độc tràn lan trên mạng xã hội; kéo theo đó là hàng loạt trường hợp bị xử lý nghiêm khắc do phát tán các thông tin xấu, độc; vì vậy người xử dụng mạng xã hội phải hết sức cảnh giác.

    Trả lờiXóa
  2. Hiện nay trên các trang mạng xã hội tràn lan các thông tin xấu độc; hầu hết là các tin xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, chống đối chính quyền. Vì vậy cần triển khai các nhiệm vụ trong hoạt động nhận diện và phòng chống các thông tin xấu độc, sai sự thật trên môi trường mạng.

    Trả lờiXóa
  3. Các trường hợp tung tin sai sự thật về dịch bệnh; hoặc lợi dụng dịch bệnh để trục lợi đều phải bị xử lý nghiêm khắc.

    Trả lờiXóa