Xét trên bình diện quốc gia, nước láng giềng, cũng nôm na theo cách ấy, là nước bên cạnh, nói chữ, thì là “lân quốc”.
Gần gũi, và cùng đó, là tử tế đến mức có thể tin cậy – ấy là bản chất của láng giềng, dù trên phương diện người, hay phương diện quốc gia. Chính thế, nói đến láng giềng, người Việt Nam thường gắn với câu tục ngữ “Tắt lửa, tối đèn có nhau” ai cũng thuộc.
Trong quan hệ cá nhân, có được láng giềng tốt bụng là quý lắm, được coi như sự may mắn.
Tục ngữ có câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, hàm ý coi trọng huyết thống và đề cao đoàn kết giữa các thành viên trong dòng tộc. Nhưng, lại cũng tục ngữ có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, hiểu là không coi nhẹ tình anh em, nhưng anh em quá xa, dù thương, dù quý cũng chẳng có điều kiện giúp đỡ nhau như láng giềng gần vậy.
Vậy thì sao lại nói “Láng giềng ngày càng xa” ?
Là bởi, láng giềng mà hành xử không tử tế, đến mức đề phòng, cảnh giác nhau mọi bề…thì là xa chứ còn gì?
Trên bình diện quốc gia, thời nay, giữa các nước được coi là láng giềng thực sự phải có cái gọi là “niềm tin chính trị”. Không được thể, coi như bất hạnh.
Thí dụ, làm láng giềng với Trung Quốc thì quá chán!
Tư tưởng đại Hán, với đặc điểm: hiếu chiến, hống hách, coi mình như trung tâm là bề trên, thiên tử…vốn tồn tại ở TQ cả nghìn năm. Nó chính là cơ sở để hình thành nên chủ nghĩa bá quyền, cường quyền, luôn sử dụng sức mạnh để đè nén, áp đặt thiên hạ.
Vài chục năm gần đây, giàu lên nhờ thực hiện cải cách, mở cửa, TQ thành cường quốc với quy mô kinh tế hàng thứ 2, chỉ sau Mỹ. Tiềm lực kinh tế khổng lồ giúp TQ gia tăng sức mạnh quân sự, là điều kiện để chủ nghĩa bá quyền, cường quyền TQ vốn âm ỉ chờ thời lâu nay, trỗi dậy.
Nạn nhân trước tiên là các quốc gia láng giềng cùng có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, nhất VN, PLP, Malaysia, Indonesia.
Tại sao lại là các nước này ?
Là bởi, trong số 5 nước 6 bên liên quan chủ quyền trên biển Đông, bốn quốc gia trên phản đối quyết liệt nhất yêu sách chủ quyền “đường 9 đoạn”, được ví như cái “lưỡi bò” tham lam của TQ chiếm tới gần 90% diện tích biển Đông.
Là những nước nhỏ, không thể so đọ với TQ về mọi mặt, không ai tin, VN, PLP, Malaysia, Indonesia gây hấn, muốn “đấu võ” với TQ.
Nhưng “cây muốn lặng, gió chẳng đừng”.
TQ – kẻ luôn leo lẻo là “trỗi dậy hòa bình”, nhưng không hề muốn đối thoại – cách ứng xử của thời đại văn minh. Nhiều năm qua, họ luôn dùng sức mạnh cơ bắp để thách thức, hành động một cách côn đồ, ngông cuồng. Họ chiếm bãi cạn Scarborough của PLP. Họ cưỡng chế trái phép đảo Hoàng Sa, một số đảo trong quần đảo Trường Sa, hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của VN, đưa nhóm tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 vào sâu trong khu vực bãi Tư Chính hoàn toàn thuộc chủ quyền của VN để thực hiện cái gọi là “khảo sát địa chất” (?!). Cũng chính họ cản trở hoạt động dầu khí của Malaysia. Và không ai khác, cũng TQ cho tàu hải cảnh và tàu cá xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế ở khu vực đảo Natuna nằm ở phía Nam biển Đông mà Indonesia đang kiểm soát….
Láng giềng TQ làm thế, trách gì các nước thì các nước liên quan không phẫn nộ và phản ứng.
Năm 2013, PLP đã khởi kiện TQ ra Tòa án Trọng tài LHQ (PCA) và tháng 7 năm 2016, PCA đã ra phán quyết với phần thắng thuộc về PLP. Theo đó, yêu sách chủ quyền “đường chín đoạn” của TQ bị bác bỏ.
VN – nước cận kề, cũng phản ứng một cách quyết liệt, khôn khéo trước những hành động gây hấn của TQ. “Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó” – Đó là khẳng định của ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng VN khi trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn AP và Reuters vào tháng 5/2014, về tình hình biển Đông cũng như các biện pháp giải quyết của VN.
Gần đây, có vẻ như không thể kiên trì chịu đựng thêm, tháng 11/2019, nước này còn tuyên bố không loại trừ sẽ sử dụng công cụ pháp lý để kiện TQ ra một tòa án quốc tế phù hợp.
Tháng 12/2019, Malaysia khiến TQ thực sự sốc khi bất ngờ đệ trình lên LHQ xin công nhận thềm lục địa mở rộng. Động thái của Malaysia được coi là trực tiếp thách thức về mặt pháp lý những tuyên bố chủ quyền quá mức của TQ đối với quần đảo Trường Sa và phía Bắc của đường bờ biển Malaysia.
Vài tuần sau đó, Indonesia, vốn được coi là “dịu dàng” với TQ lâu nay, chiểu theo phán quyết của PCA, cũng đã công khai cáo buộc TQ “vi phạm chủ quyền (của Indonesia)” vì các tàu của TQ thường xuyên xâm nhập vào vùng biển nước này đang kiểm soát ở ngoài khơi quần đảo Natuna.
Không dừng ở đó, ngày 8/1/2019, trong thời điểm quan hệ hai nước căng như dây đàn, Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo, đã tới thăm khu vực tranh chấp và gửi tới Bắc Kinh lời cảnh báo đanh thép: “Không phải bàn cãi thêm. Trên thực tế, và về mặt pháp lý, Natuna là của Indonesia”.
Từ những động thái đó, có thể khẳng định rằng, với Bắc Kinh, cái lợi từ những hành động hung hăng cậy thế nước lớn thì chưa thấy đâu, chỉ thấy trước mắt, họ đang bị những nước như VN, PLP, Malaysia, Indonesia nhìn nhận như một gã láng giềng xấu bụng, không lúc nào được lơi là cảnh giác!
Mỗi nước có một cách ứng xử khôn khéo với Trung Quốc tùy theo hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mình, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam cũng thế, cũng đã ứng xử khôn khéo, vừa cương, vừa nhu, vừa dũng cảm nhưng lại vừa có mưu lược chứ không theo kiểu “hữu dũng vô mưu” như các nhà dân chủ giả hiệu lâu nay đòi hỏi!
Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã ứng xử khôn khéo, vừa cương, vừa nhu, vừa dũng cảm nhưng lại vừa có mưu lược chứ không theo kiểu “hữu dũng vô mưu” như các nhà dân chủ giả hiệu lâu nay đòi hỏi.
Trả lờiXóaTrung Quốc, từ những hành động hung hăng cậy thế nước lớn, họ đang bị những nước như VN, PLP, Malaysia, Indonesia nhìn nhận như một gã láng giềng xấu bụng, không lúc nào được lơi là cảnh giác.
Trả lờiXóaTrong vấn đề bảo vệ chủ quyền, những quyết sách và ứng xử khôn khéo sẽ giành thắng lợi; nhưng vẫn đỡ hao tổn về người và tiền của.
Trả lờiXóa