Gần đây, trên một số
trang mạng, các thế lực phản động đang rêu rao xuyên tạc về vấn đề lợi ích quốc
gia – dân tộc. Chúng cho rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ phấn đấu cho lợi ích
của Đảng, còn bỏ quên lợi ích quốc gia, dân tộc. Điển hình như bài viết của
Nguyễn Trung trên trang tiengdan.com, với lập luận nửa vời, chia cắt, Nguyễn
Trung rêu rao rằng: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phản bội lại tư
tưởng Hồ Chí Minh? Đây là sự xuyên tạc, bịa đặt và vu cáo trắng trợn của Nguyễn
Trung, bởi lẽ:
1. lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam và lợi ích của quốc
gia, dân tộc là hoàn toàn thống nhất.
Mỗi tổ chức khi ra đời đều xác định và khẳng định mục đích của
mình. Mục đích hoạt động của mỗi tổ chức sẽ chi phối đến lợi ích của tổ chức
đó. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi ra đời trong Chính cương vắn tắt
đã xác định rõ mục đích của Đảng lãnh đạo toàn dân tộc phân đấu vì độc lập dân
tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc, no ấm của nhân dân. Lợi ích của Đảng
trước hết đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân. Lợi ích của giai cấp
công nhân luôn luôn thống nhất với lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động,
với lợi ích của toàn dân tộc. Sau thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945,
nhân dân ta giành được chính quyền, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã bày tỏ công khai lợi ích của Đảng ta trước quốc dân đồng bào và
bạn bè quốc tế.
Cũng từ đó, Đảng ta vừa là người lãnh đạo, người đầy tớ thật
trung thành của nhân dân, lợi ích của giai cấp, của dân tộc và của nhân dân là
hoàn toàn thống nhất, không thể tách rời. Trong bài viết “Phải theo đúng kỷ luật
của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân
dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác ”, đăng trên Báo Nhân dân số 217, từ ngày
22 đến ngày 24 tháng 8 năm 1954.
2. Ngoài lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, Đảng Cộng sản Việt
nam không có lợi ích nào khác.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam
gần 90 năm là do yêu cầu đòi hỏi khách quan của Cách mạng Việt Nam. Đảng phấn đấu
vì lợi ích quốc gia, dân tộc và đó cũng chính là mục đích cuối cùng của Đảng.
Đây là điểm khác biệt của một Đảng cầm quyền chân chính so với các đảng phái
chính trị khác. Đảng Cộng sản Việt Nam có đường lối cách mạng đúng đắn, giải
quyết hài hòa vấn đề lợi ích giữa giai cấp công nhân và lợi ích của nhân dân
lao động, của toàn dân tộc nên Đảng ta đã quy tụ được tất cả các tầng lớp, giai
cấp trong xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Chính vì vậy mà
Đảng ta được nhân dân ta tin yêu, cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ, thừa nhận là Đảng
của chính mình, trìu mến gọi Đảng là “Đảng ta”. Đây là niềm vinh dự, tự hào lớn
của Đảng, mà không phải Đảng nào trên thế giới cũng có được.
3. Lợi ích của quốc gia, dân tộc và lợi ích của Đảng là tối
thượng.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XII, Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Mỗi người chúng ta cần luôn ghi
nhớ trong tâm khảm của mình rằng, lợi ích của quốc gia, dân tộc, của nhân dân,
của Đảng là tối thượng; và danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất đối với mỗi
con người, trước hết là đối với mỗi cán bộ, đảng viên.
Tổng kết 30 năm đổi mới (1986 – 2016), đảng ta đã rút ra bài
học thứ tư: “Phải đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập
tự chủ, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng,
cùng có lợi; kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Như vậy, qua 30 năm đổi
mới, vấn đề lợi ích dân tộc – quốc gia được Đảng ta nhận thức đầy đủ với tư duy
mới và đặt đúng vị trí, tầm quan trọng của nó. Văn kiện Đại hội XII của Đảng chỉ
rõ mục tiêu hoạt động đối ngoại của nước ta phải nhằm “Bảo đảm lợi ích tối cao
của quốc gia – dân tộc”. Trong Nghị quyết Trung ương 8, khóa IX nhấn mạnh, “bảo
vệ lợi ích quốc gia, dân tộc” là một trong những mục tiêu then chốt của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây không chỉ là vấn đề nhận thức khoa học về mục
tiêu tối thượng, mà còn là nguyên tắc bất di bất dịch, phương châm chỉ đạo hoạt
động lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong tình hình mới.
4. Thực chất việc
Nguyễn Trung xuyên tạc cho rằng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phản
bội lại tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục đích gì?
Ở đây có hai vấn đề: một là, xuyên tạc, bôi nhọ uy tín, danh
dự của lãnh đạo cấp cao của Đảng trước thềm đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội
lần thứ XIII của Đảng. Hai là, vấn đề quan trọng ở đây không chỉ là sự xuyên tạc
đối với cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, mà Nguyễn Trung muốn thông qua người
đứng đầu để xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Y muốn
hướng lái nhận thức của người dân Việt Nam theo ý định của Nguyễn Trung và đồng
bọn của y rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ phấn đấu vì lợi ích của Đảng mà quên
đi lợi ích của quốc gia, dân tộc nhằm tạo ra sự mâu thuẫn, đối đầu giữa Đảng với
nhân dân, qua đó kích động nhân dân chống đối Đảng. Thủ đoạn xuyên tạc này tưởng
chừng mới, nhưng thực ra đã quá cũ và lạc hậu. Tuy nhiên, mỗi chúng ta cần hết
sức cảnh giác để không mắc mưu các thế lực thù địch, làm tổn hại đến lợi ích quốc
gia – dân tộc và cuộc sống hòa bình của nhân dân./.
-NVV-
Bài viết rất hay, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa