Social Icons

Pages

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

NHỮNG KẺ HAY SỦA BẬY, CẮN CÀN LUÔN THÍCH NHÉT CHỮ VÀO MỒM NGƯỜI KHÁC

Mấy ngày qua, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh ông Võ Văn Thưởng kèm theo câu nói “tôi mới nhậm chức nên chả biết ngày 17/02/1979 là ngày gì cả” và gán cho Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nói câu này. Bài viết và hình ảnh này nhanh chóng được “Hoa Mai Nguyen”, “Khanh Lam Nguyen”, “D Chi Pham”, “Quynh Nhu Dinh”, “Le Thi Ly”… cùng các hội nhóm như “Việt Tân”, “Hội những người cầm bút can đảm”, “Bàn luận kinh tế – chính trị”… chia sẻ rầm rộ với những lời lẽ thóa mạ. Vậy sự thật là như thế nào?
Bọn chó cắn càn đang dẫn dắt dư luận rằng Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng không hề hay biết gì về chiến tranh biên giới phía Bắc 1979. Trong khi đó, nhân dịp chuẩn bị đón Tết Kỷ Hợi 2019, ngày 24/1/2019, ông Võ Văn Thưởng đã đến thăm và tặng quà cho các hộ gia đình chính sách, thăm thương binh trong chiến tranh biên giới 1979 trên địa bàn các xã biên giới, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn). Vậy thì có phải là Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng “không hề hay biết gì về ngày 17/02/1979 là ngày gì cả” như lời họ đang rêu rao không?

Hoặc mới đây, sáng 05/01/2020, nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã đến tặng quà các gia đình chính sách huyện Vị Xuyên, Hà Giang, đồng thời đến dâng hoa, thắp hương tưởng nhớ công ơn của các liệt sĩ tại nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, nơi yên nghỉ của anh hùng trong chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 chống quân Trung Quốc xâm lược. Với việc làm, hình ảnh cụ thể ở trên thì có phải là Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng “không hề hay biết gì về ngày 17/02/1979 là ngày gì cả” như lời họ đang rêu rao không?
Sáng ngày 10/05/2019, tại buổi tiếp xúc cử tri Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, ông Võ Văn Thưởng đã chia sẻ: “Trải qua 4 cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, dường như ai cũng có đóng góp cho các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc ở cùng thời điểm, ở những vị trí khác nhau. Do đó, việc thực hiện chính sách đối với người có công là chủ trương nhất quán”.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2019 ngày 23/12/2019, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã dẫn lại đợt tuyên truyền nhân kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 và ghi nhận công tác tuyên giáo với những bài viết tỏ lòng biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ, đồng bào đã hi sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc. Vậy thì có phải là Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng “không hề hay biết gì về ngày 17/02/1979 là ngày gì cả” như lời họ đang rêu rao không?
Đặc biệt, tối 22/7/2017, trong chương trình cầu truyền hình “Hồn thiêng sông núi” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7), có ông Võ Văn Thưởng tham dự và nghe Nhạc sĩ Trương Quý Hải chia sẻ việc các liệt sĩ đã được quy tập hài cốt yên nghỉ tại nghĩa trang Vị Xuyên Hà Giang, nhưng vẫn còn hơn 2.000 chiến sĩ nằm lại nơi chiến trường, xương cốt của các anh đã hóa vào đất biên cương. Tôi hát bài này dành tặng cho những chiến sĩ ở trận Vị Xuyên.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo; phân giới, cắm mốc, quản lý biên giới năm 2019, sáng 24/12/2019, Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng nêu ra các đợt tuyên truyền liên quan 40 năm chiến thắng biên giới Tây Nam và 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.
Ngoài ra, những ngày giữa tháng 2, nhiều tờ báo lớn nhỏ trong nước đăng tải những bài viết chi tiết về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc này với các tít bài như: “Cuộc chiến biên giới phía bắc năm 1979 nổ ra như thế nào?”; “40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17/02/1979 – 17/02/2019): Chiến thắng của chính nghĩa”; “41 năm cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc: Ám ảnh”; “Nhìn lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc 41 năm trước”… Những bài viết về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 được đăng tải nhiều như vậy thử hỏi ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương có biết ngày 17/02/1979 là gì không?, hay đó chỉ là kết quả của trò nhét chữ vào mồm, phịa chuyện của những kẻ phản động trong tổng thể chiến dịch phá hoại?

4 nhận xét:

  1. Những luận điệu xuyên tạc, chống phá cách mạng cũ rích, không thể tin được

    Trả lờiXóa
  2. Tất cả mọi sự kiện nổi bật đều bị bọn phản động lại xuyên tạc, bịa đặt; gây tâm lý hoài nghi, gây mất ổn định về an ninh chính trị. Vì vậy, chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước các luận điệu sai trái của kẻ thù để không bị mắc bẫy của chúng.

    Trả lờiXóa
  3. Các thế lực thù địch điên cuồng chống phá Việt Nam trên mọi phương diện; vì vậy chúng ta phải đề cao cảnh giác để không bị kích động, lôi kéo.

    Trả lờiXóa
  4. Bọn phản động lợi dụng các sự kiện, vụ việc nhạy cảm để xuyên tạc, bóp méo sự thật, bôi nhọ uy tín các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta; từ đó kêu gọi biểu tình, chống đối chính quyền. Vì vậy chúng ta phải hết sức cảnh giác.

    Trả lờiXóa