Tháng 2 năm 2011, “mùa xuân Ả Rập” bùng nổ ở Libya, biểu tình và bạo loạn tại đất nước này có dấu hiệu không kiểm soát nổi. Chiến tranh bùng phát là điều tất yếu. Vấn đề rất lớn là có hơn 10.000 lao động Việt Nam còn mắc kẹt ở Libya.
Cuối ngày 23/2/2011, truyền thông Mỹ và phương Tây buộc tội Gaddafi độc tài và tàn ác, kết luận ông này đã thân chinh ra lệnh cho vụ nổ bom máy bay Lockerbie 1988, tuyên bố sẵn sàng can thiệp vào đất nước này với lý do nhân quyền. Ngay lập tức, một cuộc bạo loạn lật đổ được nhắc tới, lý do là để tránh việc bị Mỹ can thiệp quân sự, người biểu tình muốn dâng đầu Gaddafi – lãnh đạo của đất nước cho Mỹ. Nội chiến bùng nổ ngay ngày hôm sau.
Trong khi nhiều quốc gia khác tuy sốt sắng nhưng cũng chỉ biết quan ngại, hay đề nghị Tổ chức di dân quốc tế (IOM) hỗ trợ, giúp đỡ lao động di tản khỏi Libya và trở về nước, thì Việt Nam chúng ta đã thể hiện bằng hành động thiết thực. Chỉ trong mấy ngày, hơn 10.000 lao động Việt Nam đã được trở về đất mẹ trong sự xúc động nghẹn ngào.
Đây là minh chứng sống động nhất, thể hiện cái gọi là “tinh thần dân tộc”, giống như tờ AP đưa tin rằng: “Việt Nam – đất nước nhỏ bé đã làm nên một cuộc giải cứu kỳ diệu.” Có lẽ, câu chuyện này không được đưa vào sách cổ tích bởi tính chân thật của nó mà thôi. Tờ AP còn dẫn lại câu chuyện, Việt Nam từng giải cứu thành công 16.000 lao động Việt khỏi Iraq khi chiến tranh vùng vịnh bùng phát (1990-1991).
Tôi vẫn nhớ hồi đó được xem một video, mà giờ không tìm lại được nữa, ấy là khi 200 lao động Việt Nam đầu tiên ra cầu thang máy bay để về đất mẹ. Vừa đến chân cầu thang máy bay, toàn bộ lao động Việt vỡ òa niềm vui, nhiều người nhảy nhót tưng bừng, có người còn hét vang: “Về nhà rồi!” Có người gục đầu, lấy tay che mặt khóc nức nở vì xúc động.
Ấy là vì sao? Là vì nhìn thấy hiểm họa ẩn tàng từ cái gọi là “Mùa xuân Ả Rập” do Mỹ giật dây, ngay 24/2/2011, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập Ban chỉ đạo giải quyết tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông và Bắc Phi, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm là trưởng ban, nhưng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (khi ấy còn là Bộ trưởng bộ LĐ&XH) làm phó ban và là người chỉ huy trực tiếp chiến dịch.
Việt Nam chúng ta thừa hiểu “tính cách Mỹ” mà!
Như bước chân Tây Sơn thần tốc, ngay ngày hôm sau, 25/2, 2000 lao động Việt Nam được sơ tán sang các nước láng giềng. Cùng với việc đó, Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực, 28/02, hơn 8000 lao động Việt Nam đang di chuyển gấp rút khỏi Libya, khoảng 4600 người đã sơ tán sang các nước thứ ba. 10 tấn lương thực và đồ cứu trợ được vận chuyển trên những chuyến chuyên cơ từ Việt Nam, đến và đưa người dân của mình về nước.
Dĩ nhiên, tất cả hoàn toàn miễn phí như xưa nay vẫn thế. Bà Kim Ngân đã xúc động nói: “Hãy hình dung đằng sau hơn 10 ngàn lao động đang cần giải cứu là nỗi đợi chờ thắc thỏm không yên của 10 ngàn bà vợ, gần 20 ngàn đứa con và bao nhiêu ông bố, bà mẹ. Phải làm hết mọi khả năng có thể để đưa lao động Việt Nam về nước an toàn. Lúc này không phải là lúc tính toán tiền nong hay đền bù. Hãy vì mục tiêu cao nhất là sự an toàn và trở về của những người Việt Nam đang đi làm ăn xa.”
Và thế là, nhiều lao động Việt Nam khi vừa xuống cầu sân bay, đặt chân xuống đất nước mình đã hô vang lên: “Sống rồi!”, “Được về nhà rồi!. Có người còn hô lớn hơn: “Thắng rồi, Chúng ta thắng rồi! Việt Nam muôn năm.”
Đúng, đó là một chiến thắng. Chiến thắng của cuộc giải cứu từ tình cảm của lòng người, từ nghĩa đồng bào Việt Nam ta. Sự cơ trí là đây, sự nhanh nhẹn là đây, sự hào phóng là đây, sự nhân ai là đây chứ đâu!
Năm ngoái, 39 người Việt Nam đã gặp tai nạn thương tâm, chết cứng trong container đông lạnh ở Anh. Mặc dù những người này đã xuất cảnh trái phép, đốt bỏ hộ chiếu, từ bỏ quốc tịch của mình - ấy nhưng chính phủ Việt Nam vẫn luôn nỗ lực hết sức để đưa thi hài họ trở về đất mẹ. Tất cả cũng đều nhanh chóng, gọn gàng và tất nhiên cũng miễn phí.
Một khi ai đó chối bỏ quốc tịch - thì hành động của chính phủ không phải là trách nhiệm, mà đó là đó là tinh thần người Việt, sự nhân ái của người Việt đấy!
Và mới đây nhất, 950 công dân Việt Nam đang học tập, làm việc tại Trung Quốc hoặc các vùng đang có dịch sẽ được chính phủ Việt Nam đưa trở về nước, được Bộ tư lệnh Thủ đô giang rộng vòng tay chào đón họ trở về quê hương. Tất cả cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng sinh hoạt, y tế … cho 950 người này đã được chuẩn bị sẵn sàng trong doanh trại quân đội ở Sơn Tây, Xuân Mai. Bệnh viện dã chiến đã sẵn sàng, quân đội đã sẵn sàng, người Việt Nam đã sẵn sàng … và tất cả đều miễn phí, để đẩy lùi nCoV.
Đó là tinh thần người Việt, sự nhân ái của người Việt đấy!
Hãy nhìn cách hành xử của chính phủ Mỹ, Nhật, Hàn … như thế nào với công dân nước họ trở về từ vùng dịch để biết ơn và trân trọng chính phủ Việt Nam chúng ta. Việt Nam, một dân tộc nhỏ bé mà anh hùng đã đánh ngã những đế quốc hung hăng nhất. Và Việt Nam, đất nước XHCN của lòng nhân ái.
Nội dung bài viết rất hay, bài viết này cần phổ biến rộng rãi để mọi người đều biết
Trả lờiXóa