Social Icons

Pages

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

Việt Nam với vai trò cầu nối giữa ASEAN với các cường quốc


Image may contain: one or more people and textKhi đề cập đến ASEAN những ngày này, dư luận ở VN có xu hướng nghĩ về những tranh chấp ở Biển Đông. Thế nhưng, VN coi vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 là sự đòi hỏi một trách nhiệm rộng lớn hơn – đó là trở thành cầu nối giữa các thành viên ASEAN cũng như giữa ASEAN với các cường quốc bên ngoài trong những thời điểm không chắc chắn.
Vai trò của VN với tư cách là một người “xây cầu” cũng hiển hiện rõ trong chủ đề năm chủ tịch “Gắn kết và Chủ động thích ứng”. Năm nay đánh dấu lần thứ 3 VN làm chủ tịch ASEAN cũng như 25 năm làm thành viên của tổ chức khu vực này. Thế nhưng, ngoài những điều đó, Việt Nam cũng bắt đầu năm chủ tịch của mình với một nền tảng chiến lược lớn hơn nhiều so với trước đây.

Trong tháng 1/2020, VN bắt đầu nhiệm kỳ làm thành viên không thường trực HĐBA LHQ, vị trí được nhóm châu Á tại LHQ nhất trí bình chọn. Năm 2019, VN cũng chiếm sự nổi bật quốc tế vì làm địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un.
Tất cả những điều đó đã làm gia tăng trọng lượng của VN với tư cách là một nhà trung gian. Cựu Thứ trưởng Ngoại giao VN Phạm Quang Vinh nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn rằng ưu tiên của VN là lái con thuyền ASEAN đi đúng hướng, đó là phát triển bền vững và độc lập.
Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Đại học New South Wales (Australia) nói rằng vai trò là một thành viên độc lập và mang tính xây dựng của cộng đồng khu vực và quốc tế đã nâng hình ảnh của VN lên tầm cao mới.
Việc VN chèo lái cuộc thảo luận về Biển Đông và tạo thuận lợi cho các cuộc đàm phán hiện nay về Bộ quy tắc ứng xử của các bên trong các vùng biển tranh chấp như thế nào là điều mà các nước ASEAN cũng đang theo dõi. VN sẽ cần tìm ra sự cân bằng giữa các lợi ích quốc gia và lợi ích chung, một nhiệm vụ mà theo nhiều cách thức giống như cách thức cũ của ASEAN.
Việc Việt Nam làm ăn như thế nào giữa lúc có cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, thậm chí ngay cả khi các chuỗi cung ứng đang di chuyển khỏi Trung Quốc trong những năm gần đây, cũng đang được theo dõi chặt chẽ vì các nước ASEAN vốn lo ngại về hậu quả của những căng thẳng đó.
Đối với Việt Nam và ASEAN, còn có công việc dở dang về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một thỏa thuận chưa được ký kết sau 9 năm đàm phán bất chấp việc Thái Lan thúc đẩy trong thời gian nước này làm chủ tịch ASEAN năm 2019. Việc Ấn Độ rút khỏi RCEP cũng làm dấy lên những câu hỏi về tác động của một thỏa thuận vốn được coi là khối lượng thương mại lớn nhất thế giới của 16 quốc gia.
Đồng thời, VN cũng đang đầu tư vào các quan hệ với những đối tác khác, cho thấy cam kết của nước này đối với hội nhập quốc tế và chủ nghĩa đa phương. Sau khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực năm 2019, VN hy vọng gặt hái những lợi ích từ các quan hệ tốt hơn với Liên minh châu Âu (EU) cùng với việc ký Hiệp định thương mại tự do EU – VN vào tháng 6/2019.
VN nuôi dưỡng các quan hệ với châu Âu, Nga, Ấn Độ và những nước khác và coi đây là biện pháp thay thể để “thoát” khỏi quỹ đạo Mỹ-hay-TQ, hoặc chí ít là đứng xa khỏi quỹ đạo đó. Ngoài việc “bắc cầu” giữa ASEAN với các cường quốc bên ngoài, VN trên cương vị chủ tịch ASEAN cũng sẽ dẫn dắt động lực hướng tới xây dựng cộng đồng sâu sắc hơn trong bối cảnh đôi khi có sóng gió, như khi xử lý các cách tiếp cận khác nhau của những quốc gia thành viên đối với TQ.

1 nhận xét:

  1. Những quyết sách của Việt Nam đều rất đúng đắn và phù hợp với từng thời điểm

    Trả lờiXóa