Social Icons

Pages

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Có phải là “cuộc xung đột giành quyền kiểm soát Gạc Ma”?

Trong hình ảnh có thể có: đám đông và ngoài trờiCần khẳng định ngay: sự kiện Gạc Ma gắn liền với sự chiến đấu, hy sinh anh dũng của 64 chiến sĩ VN ngày 14/3/1988 và của quân đội Nhân dân VN từ đó đến nay. Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo VN. Nó không phải là một cuộc “tranh giành chủ quyền biển đảo”, càng không phải là một “cuộc xung đột giành quyền kiểm soát Gạc Ma” như một số thông tin trên mạng xã hội, bởi vì trước khi TQ đem quân tấn công hòng chiếm đảo, thì chủ quyền đã thuộc về VN chứ không phải là vô chủ ! Cũng không gọi đây là một “cuộc hải chiến”, vì VN không dùng tàu
chiến, không khiêu khích, không gây chiến, không mắc mưu đối phương, không nổ súng trước, mà chỉ chủ trương đóng giữ đảo một cách hòa bình, nhưng quyết tâm bằng mọi biện pháp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
Liên quan đến chuyện đó, tôi xin nhấn mạnh với bạn đọc mấy điều:
Thứ nhất, rạng sáng ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc bất ngờ mở cuộc tiến công đánh chiếm các đảo, bãi đá Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn thuộc chủ quyền của Việt Nam. TQ dùng 6 chiếc tàu chiến được trang bị tên lửa và pháo 100mm vô cớ tiến công các tàu vận tải của Hải quân nhân dân VN đang thực thi nhiệm vụ tại đây. Mặc dù bị tiến công bất ngờ trong tương quan lực lượng quá chênh lệch, các chiến sĩ Hải quân nhân dân VN vẫn chiến đấu ngoan cường, dũng cảm để bảo vệ đảo, giữ vững chủ quyền. Tuy nhiên, do hải quân TQ có ưu thế hơn hẳn về hỏa lực và trang bị phương tiện nên cuộc tiến công đã làm cho 3 tàu vận tải của Hải quân nhân dân VN bị cháy, chìm; 64 cán bộ, chiến sĩ anh dũng hy sinh, 9 người bị tàu hải quân TQ bắt đưa đi và nhiều người bị thương.
Thứ hai, trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc ở đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của VN ngày 14/3/1988, cán bộ và chiến sĩ Hải quân nhân dân VN đã chiến đấu dũng cảm, không quản hy sinh, quyết tử đến cùng để bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Nhớ lại sự kiện Gạc Ma không chỉ thể hiện lòng biết ơn sự hy sinh anh dũng của 64 chiến sĩ hải quân VN cho độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc mà còn là giáo dục cho các thế hệ sau bài học quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ VN.
Thứ ba, dù lịch sử có lùi xa, ai có xuyên tạc, cố tình hiểu sai về sự kiện Gạc Ma 1988, thì vẫn không thể phủ nhận được thực tế lịch sử TQ dùng lực lượng hải quân tấn công hòng xâm chiếm biển đảo VN, nên đó là hành động xâm chiếm. Còn hải quân VN chiến đấu chống lại TQ để bảo vệ chủ quyền, đó là điều chính nghĩa, phải làm và kiên quyết làm. Vì vậy, bất luận trong hoàn cảnh nào cũng không thể gọi đây là cuộc xung đột vì xung đột khác xâm lược, càng không thể gọi là giành quyền kiểm soát Gạc Ma vì Gạc Ma lúc đó đã có chủ quyền VN.
Thứ tư, kẻ nào vẫn cố tình tung tin “lãnh đạo VN tiếp tay cho TQ đánh chiếm Gạc Ma” hoặc cho rằng “lãnh đạo VN đi đêm với TQ để nhường biển đảo”, thì chắc chắn đó là kẻ phản quốc, thiếu hiểu biết về lịch sử và không có tư duy suy xét. Bởi vì, chả có một ai xúi giặc vào cướp phá nhà mình để cho vợ con bơ vơ, mất chỗ ở và cũng chả có một ông chủ nào đi cấu kết với kẻ trộm cắp vào phá hoại kho xưởng của mình.
Thứ năm, nếu ai đó còn ý niệm vu tội cho ông Lê Đức Anh (lúc đó với cương vị là Bộ trưởng quốc phòng) “không quyết tâm giữ Gạc Ma 1988 trước sự xâm chiếm của TQ”, thậm chí còn “ra lệnh cho quân của mình không được nổ súng trước”, thì hoàn toàn có tội với linh hồn ông Anh. Hãy tìm hiểu cho kỹ rằng:
+ Đầu tháng 5-1975, phía cộng sản VN tiếp nhận 5 đảo nổi ở Trường Sa từ Việt Nam cộng hòa; năm1978 đóng giữ tiếp 4 đảo nổi còn lại (tổng cộng là đóng giữ được 9/9 đảo nổi). Năm 1986, trước âm mưu của TQ và một số nước muốn xâm chiếm đảo chìm (còn gọi là bãi đá ngầm) ở Trường Sa, phía cộng sản VN có các phương án đóng giữ đảo chìm. Khi TQ đưa lực lượng hải quân mạnh, số lượng tàu chiến đông xuống xâm chiếm các đảo chìm, Hải quân VN với khả năng rất hạn chế, chỉ dùng tàu vận tải, tàu đổ bộ, các biện pháp công trình và các lực lượng ra đóng chốt giữ đảo. Một chiến dịch CQ88 được mở ra (CQ là chủ quyền). Dưới chỉ đạo của ông Lê Đức Anh, Hải quân VN đã huy động toàn bộ khả năng của mình để bảo vệ chủ quyền của VN trên quần đảo Trường Sa. Kết quả VN giữ được 12 đảo chìm, TQ chiếm 7 đảo chìm. Như vậy, VN giữ hơn phía TQ 5 đảo. Nhưng nhiều người không nói đến vấn đề này mà cứ xoáy vào việc bị mất.
+ Trong sự kiện 14/3/1988, TQ huy động các tàu chiến lớn, vô cùng hung hăng quyết tâm chiếm 3 đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao; bắn chìm tàu HQ 604 ở Gạc Ma, bắn cháy tàu HQ 505 ở Cô Lin, bắn chìm tàu HQ 605 ở Len Đao. Nhưng VN vẫn giữ được đảo Cô Lin và Len Đao; TQ chỉ chiếm được Gạc Ma. Nhưng trận chiến đấu ấy không dễ dàng như ta nghĩ, không ngăn được TQ chiếm Gạc Ma vì tương quan lực lượng lúc đó. Do vậy, nên đánh giá thành tích của VN hơn là việc không giữ được thêm đảo Gạc Ma.
+ Không thể nói ông Anh sợ Tàu, đầu hàng Tàu, ra lệnh cho quân của mình “không được nổ súng trước”. Vì nếu là đầu hàng, sợ Tàu thì làm gì có chuyện ông Anh ra mệnh lệnh số 1679/ML-QP ngày 6-11-1987 về việc bảo vệ quần đảo Trường Sa; rồi mệnh lệnh số 167/ML-QP ngày 29-3-1989 về đóng giữ, bảo vệ khu vực biển thềm lục địa, bãi đá ngầm (khu DK1). Và nếu bán đảo Gạc Ma cho Tàu thì ông Anh làm gì được giới thiệu để bầu làm chủ tịch nước năm 1992, chí ít ra lúc đó cũng có những người như ông Nguyễn Cơ Thạch phản đối quyết liệt.
+ Ngày 7/5/1988 (sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988), ông Lê Đức Anh là Bộ trưởng Bộ quốc phòng đầu tiên ra Trường Sa đã dự lễ kỷ niệm 33 năm ngày truyền thống của Hải quân nhân dân VN. Lúc đó, ông Anh đã đọc lời thề: Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau “Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta”.
Cuối cùng, xin chốt với bạn đọc là: phải gọi sự kiện 14/3/1988, phía TQ tấn công xâm chiếm đảo thuộc chủy quyền của VN; VN chiến đấu dũng cảm để bảo vệ đảo, đồng nghĩ là bảo vệ chủ quyền Tổ quốc; ông Lê Đức Anh không phải là người thông đồng hay nhượng bộ cho TQ chiếm đảo; nhắc đến Gạc Ma để nhớ ơn 64 chiến sĩ đã huy sinh giữ đảo và giáo dục tinh thần quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo, chủ quyền Tổ quốc!

1 nhận xét:

  1. Hiện nay, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.

    Trả lờiXóa