Theo nhiều hãng thông tấn báo chí, trong và ngoài nước, trong hai ngày 21-22/2/2020, TQ đã “lắp đặt… trạm nghiên cứu” trên 2 đảo: Đá Chữ Thập và Su Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Một tác giả trên tờ ChinaDaily viết: “TQ lắp đặt các trạm này nhằm theo dõi các thay đổi sinh thái và địa chấn trong các vùng then chốt ở Biển Đông”. Còn theo Tân hoa xã thì đây là hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu tích hợp đảo và đá ngầm thuộc viện Hàn lâm Khoa học TQ. Trung tâm này đã có một số hoạt động tại 2 đảo trên từ năm 2018. Hai trạm nghiên cứu nói trên có các hệ thống theo dõi nhằm phục vụ các dự án bảo tồn”,…
Không phủ nhận rằng hiện nay hai đảo nói trên đang có tranh chấp giữa Việt Nam, Philippines và Đài Loan.
Nhằm thực hiện chiến lược độc chiếm Biển Đông, từ lâu TQ đã tìm mọi cơ hội để xâm lấn biển đảo mà nhiều quốc gia khác cũng có một phần lãnh thổ ở đây, đặc biệt là VN. Chiến lược này diễn ra khoảng từ cuối thập kỷ 80, thế kỷ trước. Còn nhớ, ngày 14/3/1988, TQ cho tàu hộ vệ tên lửa và binh lính tấn công, xâm chiếm cụm đá Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao (quần đảo Trường Sa), bắn chìm 2 tàu vận tải HQ. 604, HQ. 605, thảm sát 64 chiến sĩ bảo vệ đảo, chiếm trái phép bãi đá Gạc Ma của VN.
Năm 1988, sau khi nuốt trôi đảo Gạc ma, nay TQ lại cướp đảo Đá chữ thập và đảo Su Bi. Sau khi cướp đảo, thấy dư luận im ắng, Bắc Kinh nay triển khi bồi đắp một số bãi đá, đảo nhỏ khác thành các đảo nhân tạo, nhằm biến những đảo này thành những tiền đồn quân sự chiến lược của họ trên Biển Đông.
Năm 2018, Earthrise Media, một tổ chức phi lợi nhuận, đã phân tích các ảnh chụp từ vệ tinh đảo Đá Su Bi và phát hiện ra rằng một diện tích lớn trên đảo này là các tòa nhà, các sân tập, thiết bị radar và cả các sân chơi bóng rổ được xây dựng trong thời gian từ 2014 tới nay. Trên hai đảo Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập cũng có các cơ sở hạ tầng để đặt tên lửa, đường băng, các nhà kho lớn và nhiều loại thiết bị phục vụ cho hoạt động quân sự.
Trong nhiều năm qua, nhiều quốc gia, trong đó có VN đã cực lực phản đối hành vi xâm chiếm biển đảo của TQ, đặc biệt là đảo Đá chữ thập và đảo Su Bi. Nhân đây cũng phải nói thêm rằng- hành vi xâm lấn biển đảo của TQ đã bị cộng đồng quốc tế phản đối. Hoa Kỳ là quốc gia không chỉ đưa ra các tuyên bố phản đối mà đã có những hoạt động cụ thể. Hoa Kỳ đã đưa tầu chiến vào khu vực này, nhằm đưa ra thông điệp “quyền của tầu thuyền nước ngoài có quyền tự do di chuyển“ không gây hại ”trong vùng biển quốc tế, thềm lục địa của các quốc gia”,… nhằm cảnh cáo TQ. Trong những năm qua, Hoa Kỳ cũng đã đưa một số tầu chiến tiếp cận nhiều đảo lớn, nhỏ trên biển Đông mà TQ tuyên bố là thuộc chủ quyền của họ.
Gần đây, ngày 5/3/2020, Hoa Kỳ đã đưa tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) và tàu USS Bunker Hill (CG 52) đến thăm cảng Đà Nẵng. Hoạt động này cũng không ngoài mục đích nói trên (cảnh cáo TQ). Tất nhiên nhiều quốc gia tuy không chính thức hoan nghênh nhưng đã im lặng để biểu hiện sự đồng tình.
Nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng: Việc TQ xây dựng hai đảo: Đá chữ thập và đảo Su Bi là trái với Luật biển của Liên hợp quốc. Vì hai đảo này không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của TQ, mà ngược lại là của Việt Nam.
Lợi dụng đại dịch toàn cầu covid-19 đang chi phối dư luận quốc tế, TQ đã “tranh thủ” triển khai xây dựng các cơ sở quân sự trên hai đảo Đá chữ thập và đảo Su Bi. Tất nhiên VN cũng như các nước có lợi ích ở Biển Đông đã không bỏ qua việc làm lén lút của TQ trong việc xây dựng ở hai đảo nói trên.
Trung Quốc liên tục có hành động gây hấn và xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên Biển Đông; vậy mà Trung Quốc lại đổ lỗi cho Việt Nam. Đúng là Trung Quốc vừa ăn cướp vừa la làng.
Trả lờiXóaChủ quyền lãnh thổ, biển đảo là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, chúng ta phải kiên quyết giữ vững. Tuy nhiên chúng ta phải xử lý hết sức khôn khéo; đồng thời tránh bị kẻ xấu lợi dụng để kích động, chống phá.
Trả lờiXóaTrong vấn đề bảo vệ chủ quyền, những quyết sách và ứng xử khôn khéo sẽ giành thắng lợi; nhưng vẫn đỡ hao tổn về người và tiền của.
Trả lờiXóa