Việc cách ly ngay lúc rạng sáng khiến nhiều người đi công tác ở xa không kịp về với gia đình. Họ phải tạm thời xa người thân trong 21 ngày.
Ông Đỗ Ngọc Khôi là một trong số đó. Ông đi công tác ở tỉnh khác, khi về thì vợ con ông ở số nhà 82 phố Trúc Bạch cùng bà con trong khu phố đã được cách ly.
"Trong này chẳng thiếu thứ gì"
"Rạng sáng 7/3, tôi nhận tin gia đình mình ở phố Trúc Bạch phải cách ly 21 ngày. Từ đó đến nay tôi và vợ con không được gặp gỡ trực tiếp mà phải nhìn nhau qua barie ở ngã tư Ngũ Xã - Trúc Bạch hoặc qua camera an ninh được lắp đặt trong nhà", ông Khôi kể.
Từ màn hình điện thoại, ông Khôi nhìn thấy toàn cảnh sinh hoạt của gia đình mình ở bên trong khu cách ly.
"Hai mẹ con ăn uống chưa, ở bên trong có thiếu thốn gì không?", ông Khôi hỏi vợ.
Ở đầu bên kia, vợ ông đáp: "Ở trong này đầy đủ lắm, không thiếu gì đâu anh ơi, chỉ không được đi ra ngoài nên buồn chân chút thôi".
Dù cuộc sống gia đình bị xáo trộn, ông Khôi cho rằng việc cách ly mà chính quyền áp dụng là biện pháp cần thiết để chống dịch.
"Tôi rất yên tâm và tin tưởng khi thấy chính quyền thành phố tạo mọi điều kiện tốt nhất để vợ con tôi sinh hoạt. Vợ con tôi được cán bộ y tế đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe thường xuyên, như vậy tôi càng yên tâm hơn", ông Khôi nói.
Là sinh viên sống xa nhà, chị V.T.Tr. (SN 1998) chia sẻ: "Đều đặn mỗi sáng, từ 8h-8h30, tôi và người dân trong khu phố cho rác vào túi, xịt khử khuẩn rồi đặt tại vị trí tập kết theo quy định. Chúng tôi được lực lượng làm nhiệm vụ phát miễn phí đồ ăn, thức uống và kiểm tra thân nhiệt đều đặn 2 lần mỗi ngày".
Đêm Hà Nội công bố trường hợp cô gái ở số nhà 125 phố Trúc Bạch dương tính với Covid-19, gia đình Tr. gọi điện liên tục vì lo lắng.
Mặc cách ly, Trúc Bạch bình yên không thiếu thứ gì
Mặc cách ly, Trúc Bạch bình yên không thiếu thứ gì
Nhưng sau đó, bố mẹ Tr. đã yên tâm khi nghe cô kể về cuộc sống ở trong khu cách ly. Cô không bị thiếu thốn nhu yếu phẩm, thường xuyên được kiểm tra sức khỏe, từ đường phố đến phòng ở được phun khử khuẩn.
"Qua những ngày vừa rồi, tôi thật sự xúc động trước sự quan tâm của các cán bộ y tế. Anh chị quan tâm, động viên và trấn an người dân bình tĩnh, không hoảng sợ trước dịch bệnh.
Thời gian này, tôi ôn bài trước kỳ thi, nhờ bạn bè mua thêm sách để đọc và xuống sân đi dạo...", chị Tr. nói.
Công tác ở Hội Nhà báo Việt Nam, những ngày cách ly vừa qua với anh Trần Hải rất xúc động vì có nhiều đồng nghiệp gọi điện hỏi thăm sức khỏe cũng như nhờ anh giúp đỡ trong việc ghi lại những hoạt động ở khu phố.
"Vì thuộc diện cách ly nên tôi chuyển tải những bài viết về cuộc sống bên trong phố Trúc Bạch đến bạn đọc được chân thực nhất. Ở đây, mọi người đều được chính quyền tận tình chăm lo từ những việc nhỏ nhất", anh Hải khẳng định.
Theo anh Hải, cuộc sống ở trong khu cách ly cơ bản không có nhiều xáo trộn, chỉ khác một điều duy nhất là người dân chỉ được sinh hoạt, đi lại trong phạm vi khu phố.
Được cách ly 21 ngày, thói quen của người dân ở trong và ngoài khu phố Trúc Bạch có những xáo trộn nhất định.
Ông Nguyễn Đình Cung (98 tuổi, phố Phó Đức Chính, phường Trúc Bạch) cho biết, những ngày vừa qua ông cảm thấy "buồn chân buồn tay" khi không được chơi cờ tướng với bạn bè ở trong khu cách ly.
Dù ở tuổi "xưa nay hiếm", đứng trước dịch bệnh nguy hiểm nhưng ông Cung vẫn lạc quan khi chứng kiến sự vào cuộc quyết liệt của Hà Nội trong việc tổ chức phòng, chống dịch Covid-19.
Ngày đầu cách ly, dân Trúc Bạch ra sân hóng tin dịch, đu xà rèn sức khỏe
Ngày đầu cách ly, dân Trúc Bạch ra sân hóng tin dịch, đu xà rèn sức khỏe
Cách ly là bảo vệ cho mình và cộng đồng, nên đó là chuyện rất bình thường
Trả lờiXóa