Những người nhóm máu A dễ tổn thương với virus Corona chủng mới gây bệnh COVID-19 trong khi những người nhóm máu O ít có nguy cơ hơn.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã lấy mẫu máu của hơn 2.000 bệnh nhân COVID-19 tại Vũ Hán và Thâm Quyến để so sánh với những người khỏe mạnh.
Kết quả cho thấy những bệnh nhân COVID-19 nhóm máu A có tỷ lệ nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) cao hơn và có nhiều triệu chứng hơn cả, theo tờ South China Morning Post ngày 17.3. Trái lại, những người nhóm máu O ít
nguy cơ nhiễm bệnh hơn nhiều so với các nhóm máu còn lại.
Nhóm máu có liên quan đến nguy cơ nhiễm Covid-19?
Nghiên cứu được đăng trên trang Medrxiv.org cho thấy trong số 206 bệnh nhân COVID-19 tử vong tại Vũ Hán, có 85 người thuộc nhóm máu A trong khi 52 người thuộc nhóm máu O.
Chuyên gia Vương Hành Hoàn tại Trung tâm Y học thực chứng và chuyển đổi tại Bệnh viện Chung Nam thuộc Đại học Vũ Hán, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, cho rằng người nhóm máu A có thể cần tăng cường biện pháp bảo vệ nhằm giảm nguy cơ bị lây nhiễm.
Chuyên gia Vương Hành Hoàn tại Trung tâm Y học thực chứng và chuyển đổi tại Bệnh viện Chung Nam thuộc Đại học Vũ Hán, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, cho rằng người nhóm máu A có thể cần tăng cường biện pháp bảo vệ nhằm giảm nguy cơ bị lây nhiễm.
"Bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 có nhóm máu A có thể cần theo dõi nhiều hơn và điều trị quyết liệt hơn”, ông Vương viết trong báo cáo.
Các nhà nghiên cứu kêu gọi nhà chức trách và các cơ sở y tế cân nhắc về sự khác biệt này trong việc lên phương án điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
Mặt khác, nhóm tác giả cảnh báo đây chỉ là nghiên cứu sơ khởi, chưa được bình duyệt nên cũng tiềm ẩn nguy cơ khi áp dụng ngay vào công tác chống dịch.
Mặt khác, nhóm tác giả cảnh báo đây chỉ là nghiên cứu sơ khởi, chưa được bình duyệt nên cũng tiềm ẩn nguy cơ khi áp dụng ngay vào công tác chống dịch.
Bà Cao Doanh Đại, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia Huyết học thực nghiệm tại Thiên Tân, nói dù nghiên cứu mới có thể có ích cho giới chuyên gia y học nhưng người dân không nên quá hoang mang.
“Nếu bạn thuộc nhóm máu A, không cần phải hoảng sợ. Điều đó không đồng nghĩa bạn 100% sẽ bị nhiễm. Nếu bạn thuộc nhóm máu O cũng không có nghĩa là bạn tuyệt đối an toàn. Bạn vẫn cần rửa tay và tuân thủ chỉ dẫn của nhà chức trách”, bà Cao nói.
Một số chuyên gia khác nhận định tập đối tượng khảo sát của nghiên cứu còn nhỏ so với số lượng bệnh nhân COVID-19 tính đến nay là hơn 180.000 người. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn nhiều điểm hạn chế khi chưa giải thích rõ ràng vì sao có sự khác biệt như vậy.
Cần phải tiếp tục nghiên cứu trước khi đưa ra kết luận.
Trả lờiXóaĐây mới chỉ nghiên cứu sơ bộ; để có kết luận chuẩn xác cần phải tiếp tục nghiên cứu.
Trả lờiXóaCần phải nghiên cứu thêm nhiều vấn đề có liên quan khác mới có thể kết luận được.
Trả lờiXóa