Social Icons

Pages

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020

NHỮNG KẺ ĂN CƠM NGOẠI QUỐC, TRỐN DỊCH TẠI VIỆT NAM LẠI CÓ NHỮNG LỜI NÓI, HÀNH ĐỘNG VÔ ƠN, VÔ ĐẠO ĐỨC CẦN XEM XÉT LẠI

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và mọi người đang đứngGần đây theo dõi trên Facebook, cộng đồng mạng chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh một nhóm hành khách cố tình “làm loạn" ở sân bay Nội Bài (Hà Nội) vì chuyện cách ly và bày tỏ thái độ bức xúc về vụ việc. Cụ thể, sau khi đáp chuyến bay từ châu Âu trở về, nhóm hành khách được cơ quan chức năng yêu cầu đợi xe đến đưa đi cách ly. Dù cán bộ lên tiếng mong sự thông cảm khi xe quá tải, phải chờ lâu để đảm bảo các khâu khử trùng song một vị khách nữ bày tỏ thái độ không hài lòng. Cô cho rằng việc đứng đợi như vậy là mất thời gian, làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19 và đòi tự cách ly tại nhà.
Thậm chí, cô gái này còn lớn tiếng đòi hỏi quyền lợi của bản thân và chê đồ ăn mà nhân viên phát là “không ăn nổi". “Anh phải hiểu rằng chuyến bay có
4, 5 người bị nhiễm thì cách ly cả chuyến. Còn chuyến bay của chúng em chưa có hiện tượng nào, tại sao bắt chúng em giam lẫn với nhau. Thế người chuyến bay sau xuống rồi lây nhau chết không? Bây giờ không quyết định nữa, cho bọn em về đi, bọn em ở đây để chết à?”, người phụ nữ này "cãi tay đôi" với lực lượng chức năng. Việc nhóm hành khách lớn tiếng đã tạo nên một cảnh tượng náo loạn tại sân bay Nội Bài, trong khi đội ngũ cán bộ gặp phải trường hợp khó xử.
Đoạn clip này nhanh chóng nhận được sự quan tâm của dư luận. Nhiều cư dân mạng không khỏi bức xúc trước cách hành xử của nhóm hành khách này, đặc biệt là người phụ nữ lớn tiếng với lực lượng chức năng. Thậm chí, một bộ phận cộng đồng mạng gay gắt cho rằng đây là việc làm thiếu ý thức và lên án: “Thấy Việt Nam hiền quá nên dám lớn tiếng chứ ở nước ngoài mà hành xử kiểu đó là vô nhà lao mà ngồi. Tưởng nước ngoài về là muốn gì được nấy hả". “Chị đi trốn dịch chứ không phải đi du lịch đâu. Đã đi trốn dịch phải chuẩn bị tinh thần mà chờ đợi. Nếu không chờ được thì ở lại trời Âu mà sống với dịch", một người khác nêu quan điểm. “Các anh đã đương đầu với dịch để bảo vệ mà các chị không biết cảm ơn lại còn làm ồn ào nơi công cộng. Sao không đi luôn đi chị. Những trường hợp này từ chối nhập cảnh luôn", người xem khác thẳng thắn.
Không riêng gì cộng đồng mạng mà nhiều sao Việt cũng lên tiếng bày tỏ thái độ không hài lòng trước việc làm của nhóm người này. Hoa hậu Phương Lê thẳng thắn: “Coi mà ứa máu. Đi về từ vùng dịch, đưa đi cách ly đợi la um lên kiểu vô học thật sự. Còn dạy hải quan phải làm gì nữa chứ. Nghe cái giọng nói nhảy vô họng là thấy cô này nên nhốt kín vào, chứ cô ấy mà về nhà là không bao giờ cách ly đâu, gieo mầm bệnh cho mọi người”. Đồng thời, Hoa hậu quý bà hòa bình 2017 cho rằng nhà nước nên đóng cửa, không đón những người có thái độ tương tự về vì họ không biết trân trọng sự cố gắng của các cán bộ và nhân dân.
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng thẳng thắn lên tiếng về vụ việc này. Anh cho rằng cách hành xử của cán bộ hải quan là “hiền và lịch sự". Anh nêu quan điểm: “Ở nước ngoài, các sân bay luôn có một đội ngũ được đào tạo chuyên nghiệp, để gặp bạn trong phòng riêng khi bạn có vấn đề tại sân bay. Họ có thể khiến bạn xanh mặt và tè trong quần ngay tại chỗ mà không cần một giây phút vũ lực nào. Việt Nam mình quá tốt, quá hiền và lịch sự".
Chưa dừng lại ở đó, thông qua câu chuyện này, Đàm Vĩnh Hưng mong khán giả hãy ý thức chấp hành đúng quy định tại sân bay và cảm thông cho các cán bộ làm việc ở đây. Anh nhắn nhủ: “Họ đã đối diện với quá nhiều căng thẳng rồi, cũng vì muốn góp phần bảo vệ cho người dân phía bên trong này được an toàn và dễ kiểm soát hơn. Họ đã chấp nhận đưa mặt ra để đối diện với biết bao nhiêu sự rủi ro ngoài đó. Nhiêu đó cũng đủ để nổi cáu hoặc căng thẳng rồi. Xin đừng có ai làm khó và gây náo loạn thêm ngoài sân bay nữa, họ điên mất. Hãy ngoan và dễ thương bạn ơi".
Trên trang cá nhân, ca sĩ Khắc Việt cũng có dòng trạng thái được cho là nhắc đến câu chuyện nhóm hành khách gây náo loạn sân bay đang được chia sẻ rộng rãi hiện nay. Anh chia sẻ có không ít người khi sang sinh sống ở nước ngoài nảy sinh tư tưởng sính ngoại, chê đồ ăn, khí hậu và cơ sở y tế của Việt Nam. Tuy nhiên, đến khi dịch Covid-19 bùng phát, gặp khó khăn, họ lại trở về quê hương. “Bên ta chữa chẳng mất tiền, ho một cái có người đến bế luôn đi chăm, đồ ăn chẳng sợ thiếu. Thế là em mò về tổ quốc, để nhỡ có bị sao thì rút cho an toàn. Tổ quốc luôn chào đón. Những điều tử tế, những việc làm tử tế, những con người tử tế vẫn luôn hiện diện tại đất nước, nhỏ bé nhưng rất phi thường và vẫn luôn đầy tình người. Đừng làm nhục nó nữa", anh chia sẻ.
Thiết nghĩ chúng ta cần phải có các biện pháp mạnh cưỡng chế đối với các công dân Việt Nam cũng như người nước ngoài đi từ vùng dịch vào Việt Nam để công tác phòng, chống dịch Covid-19 của chúng ta được thuận lợi hơn và tránh được nguy cơ lây nhiễm tràn lan, mất kiểm soát./.

3 nhận xét:

  1. Những trường hợp không chịu chấp hành cách ly như trường hợp này cần phải có biện pháp mạnh mới được.

    Trả lờiXóa
  2. Trường hợp này nhận thức quá kém; không thể cảm tính được; cứ nguyên tắc mà làm.

    Trả lờiXóa
  3. Phải cho trường hợp này đào tạo thêm lớp nâng cao nhận thức chứ không rất nguy hiểm.

    Trả lờiXóa