Trước thông tin thuốc sốt rét có khả năng điều trị bệnh Covid-19, nhiều người dân đã đi mua thuốc này về tích trữ. Mới đây, một bệnh nhân đã bị ngộ độc do tự ý dùng thuốc sốt rét để phòng bệnh Covid-19.
Bệnh nhân là nam giới, 44 tuổi vào khoa Cấp cứu bệnh viện huyện ở Hà Nội trong tình trạng nôn nhiều, mờ mắt, suy hô hấp... Tại đây các bác sĩ ghi nhận bệnh nhân có uống 15 viên chloroquin 250mg để phòng Covid-19 theo thông tin trên mạng. Bệnh nhân đã mua dự trữ ở nhà 100 viên với mục đích dùng cho bản thân và những người trong gia đình.
Ngay khi nhập viện, bệnh nhân đã được rửa dạ dày, dùng than hoạt tính, thở máy không xâm nhập kịp thời. Tiếp đó bệnh nhân được chuyển lên Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) ngày 9/3 điều trị tiếp.
Sáng 22/3, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc xác nhận có tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc thuốc điều trị sốt rét vì uống để phòng Covid-19. Đây là trường hợp đầu tiên ngộ độc thuốc sốt rét được ghi nhận tại Việt Nam. Bác sĩ Nguyên cho biết bệnh nhân đã được điều trị khỏi và xuất viện.
Hydroxychloroquine và chloroquine được sử dụng với mục đích ban đầu là điều trị bệnh sốt rét và một số bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, phát ban đa dạng do ánh sáng...
Bên cạnh việc điều trị, thuốc có thể gây những bất lợi không mong muốn khi dùng. Cụ thể, do gây lắng đọng thuốc ở giác mạc, nên có thể gặp các triệu chứng như rối loạn điều tiết, nhìn đôi, bệnh lý võng mạc có thể không hồi phục. Nguy cơ bất lợi này càng cao ở người trên 60 tuổi, người có tiền sử bệnh lý võng mạc và người suy gian, suy thận.
Ngoài ra, người dùng có thể bị nôn, buồn nôn, tiêu chảy; mất ngủ, trầm cảm, kích thích (mặc dù hiếm gặp, và chỉ gặp nếu dùng liều rất cao). Thuốc cũng có thể gây tan máu (thiếu G6PD), hạ bạch cầu.
Lưu ý, ngay cả liều điều trị thông thường vẫn có thể gây rối loạn tiêu hoá nhẹ, chán ăn, nhức đầu. Nếu dùng liều cao có thể gây rối loạn tiêu hoá nặng hơn, độc với thần kinh và tâm thần như viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn thính giác, thị giác, tổn thương da, suy tim, thiếu máu, tan máu.
Đây là hậu quả của việc nghe tin đồn là thực hiện ngay; không nghe theo lời khuyên của bác sỹ.
Trả lờiXóaCác trường hợp tung tin sai sự thật về dịch bệnh; hoặc lợi dụng dịch bệnh để trục lợi đều phải bị xử lý nghiêm khắc.
Trả lờiXóaTung tin sai sự thật là gây hoang mang dư luận; ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ; do đó phải xử lý nghiêm.
Trả lờiXóa