Khi người thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết tâm bôn ba tìm đường cứu nước, đã chứng kiến thực tiễn xã hội tư bản, tham gia các diễn đàn và tiếp xúc với các học thuyết khác nhau, kể cả quan điểm về con đường cứu nước của các cụ tiền bối (như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…). Nhưng chưa thể tìm ra một con đường cứu nước, cứu dân tộc phù hợp, khả thi.
Với quyết tâm tìm con đường cứu nước, sau bao năm bôn ba khắp các châu lục, vừa lao động kiếm sống, vừa hoạt động trong phong trào các dân tộc bị áp bức, tháng 7/1920, khi bắt gặpLuận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, đăng trên báo Nhân Ðạo (L'Humanité) của Ðảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã vui mừng đến phát khóc. Người ta phải có đủ trí tuệ và tình yêu Tổ quốc, có đủ tự cường dân tộcđể cảm cùng mới có thể thấu hiểu cảm xúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó, như Người hồi tưởng: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao”.
Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa là cái gì? Ngay khi được đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa,Người đã thốt lên rằng: Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Ðây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!. Từ đấy Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và viết nhiều tác phẩm về Lênin.
Cách mạng Tháng Mười Nga là một minh chứng cho sự vận dụng học thuyết Lênin, đó là cuộc cách mạng đem lại sức mạnh cho công nhân, nông dân các nước và người dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mạng để đạp đổ đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới. Cách mạng Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mạng thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc. Phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất.
Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa là phải làm cách mạng, cách mạng là phải huy động được sức mạnh của toàn thể nhân dân lao động bị áp bức, vì bình đẳng và công bằng cho mọi người dân lao động, đa số là công nhân, nông dân. Lãnh đạo cách mạng phải có Đảng. Vấn đề cốt tử nhất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở, quan tâm xây dựng Đảng là cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phấn đấu hy sinh vì lợi ích của nhân dân, mà Lênin là tấm gương tiêu biểu để Ðảng xứng đáng là “trí tuệ, lương tâm, danh dự” của dân tộc và thời đại, được mọi người dân tin yêu...
Khi Lênin từ trần, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài: “Lênin và các dân tộc thuộc địa” đăng trên báo Sự thật(1/1924), khẳng định những dòng xúc động: Khi còn sống, Người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta; nay di sản của Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội.
Năm 1927, Hồ Chí Minh đã cho xuất bản cuốn sách “Ðường cách mệnh” làm tài liệu huấn luyện cán bộ để chuẩn bị cho việc thành lập Ðảng. Trong tác phẩm quan trọng này, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Ðảng có vững cách mạng mới thành công. Ngày nay học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng cách mạng nhất, chân chính nhất là chủ nghĩa Lênin...
2. Bởi Di sản Lênin là những cái gì?
Công lao vô giá của Lênin làđể lại cho hậu thế những di sản có giá trị đối với lịch sử thế giới hiện đại và sự phát triển nhân loại. Đó là:
- Học thuyết về vấn đề dân tộc và thuộc địa, trên cơ sở đó sáng lập học thuyết Đảng kiểu mới, Đảng mang bản chất của giai cấp công nhân và đại diện cho nhân dân lao động để thực hiện sứ mệnh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa.
- Mô hình Liên xô với sự thành công của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, khai sinh nước Nga Xô Viết và làm cho Đảng Cộng sản lần đầu tiên trở thành đảng cầm quyền, tác động thức tỉnh và cổ vũ các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì lý tưởng và mục tiêu giải phóngdân tộc, cởi bỏ áp bức, xây dựng xã hội mới tiến bộ văn minh.
- NEP - Chính sách kinh tế mới - Một trong những cống hiến đặc sắc của Lênin. Với NEP, Lênin là người đề xướng cải cách chủ nghĩa xã hội, đem chính sách kinh tế mới thay thế “chính sách cộng sản thời chiến” vào đúng lúc cần thiết, nhờ đó đã đưa nước Nga ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng sau Cách mạng Tháng Mười.
Đây thực sự là những vấn đề lý luận và thực tiễn thú vị về xã hội Nga Xô Viết trong nửa đầu thế kỷ XX – minh chứng cho một Lênin lãnh tụ thiên tài với tầm nhìn và sự ứng phó thay đổi chính sách thời chiến để xây dựng xã hội thời bình – nhất là với một bối cảnh lịch sử xã hội Nga Xô Viết lúc bấy giờ!
3. Ông Hồ Chí Minh sau cuộc gặp gỡ lịch sử, luôn nghiên cứu học thuyết Lênin, thực tiễn Nga và thế giới để vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Rõ ràng, với lý thuyết của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã đem lại gợi ý quá phù hợp cho thực tiễn con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.
Với “Chính sách kinh tế mới” Lênin không chỉ thuần túy đem chính sách thuế lương thực thay thế cho chính sách cộng sản thời chiến, dùng lợi ích kinh tế, vật chất như một đòn bẩy, tạo động lực làm nảy sinh tính tích cực lao động của công nhân, nông dân và mọi người lao động nói chung trong buổi đầu xây dựng, kiến thiết chế độ mới mà sâu xa hơn, đó còn là khởi đầu kiến tạo mô hình phát triển mới của chủ nghĩa xã hội, giải phóng lực lượng sản xuất, giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong xã hội để thúc đẩy phát triển.
Chính sách kinh tế mới là một phức hợp kinh tế - chính trị và văn hóa để xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên cơ sở khoa học, tuân thủ quy luật khách quan và đáp ứng nhu cầu lợi ích của người lao động. Đó thực sự là những bảo đảm cho sức sống và triển vọng của chủ nghĩa xã hội mà sau này, Hồ Chí Minh đã từ thực tiễn khái quát thành lý luận. Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, phải “làm đúng quy luật”, phải “thuận lòng dân” và phải “hợp với thời đại”, tận dụng mọi thành tựu kinh tế - kỹ thuật và quản lý của chủ nghĩa tư bản, sử dụng cả chuyên gia tư sản có tài vào mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội !.
***
Việt Nam có duyên nợ sâu nặng với Lênin và nước Nga!
Nhân dân Việt Nam và nước Nga luôn có tình cảm “Hai Đất nước - Một Trái Tim”. Mà người đặt nền móng chính là Hồ Chí Minh và Lênin từ những mối lương duyên đồng tư tưởng, và chẳng qua đó là cùng một tư tưởng khát vọng giải phóng dân tộc, giải phóng con người, xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ, phát triển bền vững.
Bởi thế mà nhân dân hai nước Việt Nga nói chung và nhân dân quê hương nơi Lênin sinh ra là tỉnh U-li-a-nốpvà quê hương Hồ Chí Minh là tỉnh Nghệ An nói riêng luôn có những mối liên hệ ân nghĩa sâu nặng. Việc tỉnh Nghệ An và tỉnh U-li-a-nốp đã, đang và luôn duy trì bền chặt mối quan hệ hữu nghị vì tình cảm và phát triển của nhân dân của hai địa phương là điều hết sức có ý nghĩa, vượt lên trên rất nhiều hơn rất nhiều ý nghĩa thông thường của những mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi thông thường vẫn diễn ra trên khắp khu vực và thế giới toàn cầu này.
Vậy mà, lạ lùng thay vẫn có kẻ vẫn cố tình xuyên tạc “Sao lại phải đặt tượng ông Lênin mà không đặt tượng tổ tiên của mình?”Nếu Nghệ An thấy cần phải xây tượng đài thì có rất nhiều danh nhân người Nghệ An đáng được dựng tượng hơn ông Lênin, ví dụ: như Vua Mai Hắc Đế - Mai Thúc Loan (đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường vào đầu thế kỷ VIII); hay vua Quang Trung - Nguyễn Huệ quê gốc ở Nghệ An; hay Cương Quốc Công Nguyễn Xí, người có công lớn giúp Vua Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh...
Lạ lùng những kẻ này không biết rằng, Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung đã có những di tích, đền thờ Vua Mai và cả một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa lịch sử tại đền thờ Mai Hắc Đế ngay bên bờ sông Lam thơ mộng, hiền hòa và tươi đẹp; Nguyễn Xí, hay Quang Trung đều là đã được ghi tên trên những đường phố lớn, đẹp của Nghệ An và Hà Nội…
Kẻ cố tình xuyên tạc như vậy, lại còn đưa ra câu hỏi ngớ ngẩn “Sao lại phải đặt tượng ông Lênin mà không đặt tượng tổ tiên của mình?” ! – qủa thực đã tự phô hiện là kẻthiếu hiểu biết ứng xử văn minh, hơn nữa lấy tư cách gì để đi phán xét hay “dạy dỗ” rằng “Hãy nhớ câu thơ của cụ đồ Chiểu: “mù đui mà giữ đạo nhà, còn hơn có mắt ông cha không thờ”.”?Thế giới vẫn còn những kẻ đã bất tài, vô tâm, kém văn hóa lên mặt dạy đời và chuyên quấy phá như vậy thì cộng đồng chân chính người ta vẫn phải dạy lại “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”!
Hãy nhớ thật sâu sắc nhé: Việc hai tỉnh U li a nốp và Nghệ An tạc tượng hai người con của quê hương và là hai nhà tư tưởng lớn, có mối quan hệ lịch sử chính trị sâu sắc để biết ơn về nhau, để ghi dấu lịch sử, để duy trì và phát triển tương lai là điều hết sức có ý nghĩa góp phần giữ gìn và bồi đắp giá trị di sản cho nhân loại, cho cả thế giới…/.
Quyết định này rất sáng suốt, tôi rất ủng hộ
Trả lờiXóa