Trên trang mạng của đài Châu Á tự do –AFP, mấy ngày qua có bài viết: “Đối thoại nhân quyền (NQ) có đem lại hiệu quả?”, đã liệt kê các cuộc đối thoại giữa VN với một số quốc gia phương Tây. Theo tác giả bài viết, tính đến năm 2019 VN đã có các cuộc đối thoại song phương về NQ giữa VN với các quốc gia Australia ra 16 lần, Thụy Sĩ - 14 lần, Na Uy 13 lần, EU 9 lần..., nhiều hơn cả là với Hoa Kỳ, 23 lần. Tuy không dựa trên bất cứ một tiêu chí nào để đánh giá tính hiệu quả… và cũng không có tư cách gì để đánh giá, tác giả bài viết cho rằng: Các cuộc đối thoại về NQ với VN, TQ và Lào không đem lại hiệu quả.
Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch- HRW có trụ sở tại Hoa Kỳ) thì “xúi” các quốc gia đối tác đối thoại về NQ của VN: hãy tập trung khuyến nghị vào những lĩnh vực ưu tiên như: tù nhân lương tâm; tình trạng bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội và đi lại; quyền tự do thông tin; quyền tự do tôn giáo; nạn công an bạo hành.
Theo bài viết nói trên, trước các cuộc đối thoại với VN, các đối tác đều tham khảo ý kiến của các Tổ chức XHDS (thực chất là là những tổ chức mạng- phi pháp tại VN. Tác giả bài viết trên cho rằng, các cuộc đối thoại với VN thường vấp phải “thái độ thiếu thiện chí (của phía VN) nhất là về cách tiếp cận nhân quyền”(?). Phía VN thì cho rằng khái niệm nhân quyền ở VN có những điểm khác biệt với các quốc gia Phương Tây. VN không thừa nhận có tù nhân lương tâm mà chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật. Hoặc việc thu hồi đất “tràn lan tùy tiện” đẩy nông dân vào cảnh cơ hàn thì VN cho rằng, thu hồi đất để xây dựng các công trình xã hội là cần thiết làm cho cuộc sống của nông dân tốt đẹp hơn. Tác giả bài viết trên bình luận: Nói chung phía đối tác luôn vấp phải sự né tránh và tính bảo thủ cố hữu từ phía VN.
Theo tác giả, gần đây có hai sự kiện mà giới quan tâm đến nhân quyền VN thường đề cập tới. Đó là cuộc “tấn công” cực kỳ phi pháp vào xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, thành Hà Nội (ngày 9/1/2020) với qui mô trung đoàn… “Cuộc tấn công đã giết chết cụ Lê Đình Kình và bắt đi 27 người về các tội giết người, chống người thi hành công vụ, tàng trữ vũ khí,… Vụ việc này đã làm “sục sôi” dư luận trong và ngoài nước. Vẫn theo tác giả trên, điều đặc biệt là hai sự kiện này diễn ra ngay trước khi Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu thông qua Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - VN. Thứ hai, đó là vụ bắt tiến sĩ Phạm Chí Dũng, (ngày 21/11/2019) “Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập VN” (chức vụ tự phong) với cáo buộc là “tuyên truyền chống nhà nước”.
Bây giờ chúng ta hãy trao đổi:Vì sao các cuộc đối thoại về NQ giữa VN với các đối tác phương Tây, nhất là với Hoa Kỳ,… không mang lại “hiệu quả”?
Trước hết, vì chính các đối tác phương Tây thiếu thiện chí. Theo các nguồn thông tin đáng tin cậy, trước các cuộc đối thoại, các đối tác phương Tây thường cho đăng tải và bình luận nhiều vụ việc mà VN đã xử lý theo pháp luật. Chẳng hạn như vụ Nguyễn Ngọc như Quỳnh, Phạm chí Dũng. Gần đây là vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.
Sự thật các vụ việc trên như thế nào? Tôi chỉ dẫn ra một vụ việc, đó là vụ Đồng tâm. Nguyên nhân của vụ việc là một nhóm được gọi là nhóm “Đồng thuận” đã tụ tập đông người, gây rối cản trở lực lượng quốc phòng xây dựng sân bay quân sự Miếu Môn để bảo vệ Tổ quốc. Bọn gây rối đã chuẩn bị nhiều vũ khí, như lựu đạn, bom xăng, dao phóng…để chống người thi hành công vụ. Khi các cơ quan chức năng triển khai công việc chúng đã chống lại. Hậu quả là đã có 3 chiến sỹ Công an hy sinh, Lê Đình Kình cầm đầu nhóm chống phá đã bị giết.
Bây giờ chúng ta cùng nhau phân tích về sự khác biệt giữa VN và một số quốc gia phương Tây về NQ. Theo quan niệm của cộng đồng quốc tế, NQ là giá trị vốn có của tất cả mọi người. Mặc dù khái niệm NQ giữa các quốc gia có những điểm chung: như quyền sống, quyền về hôn nhân- gia đình,…song quy định pháp luật về một số quyền khác, nhất là các quyền về dân sự, chính trị thì luôn có sự khác biệt. Chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, báo chí,… Nếu như Hoa Kỳ quy định mọi người có thể tự do thể hiện quan điểm của mình, kể cả thông tin chống chế độ…thì ở VN lại nghiêm cấm điều này…
Trở lại với bài viết “phản biện”: Vì sao đối thoại về nhân quyền không đem lại hiệu quả? Theo quan điểm của người viết bài này, đó là vì VN không cho phép bất cứ ai phát tán thông tin chống chế độ, Nhà nước, cho dù họ dựa trên những “sự thật” nào đó. Vụ Đồng tâm là một ví dụ. Ở đây việc Công an vào cuộc là cần thiết để giữ gìn trật tự xã hội- điều kiện bảo đảm cuộc sống thanh bình của người dân…Ở Đồng tâm, Lê Đình Kình và những kẻ gây rối đã chống lại cơ quan chức năng. Việc họ bị trừng phạt khi sử dụng vũ khí nóng chống lại Công an là tất nhiên.
Về quyền tự do ngôn luận, báo chí…Phạm Chí Dũng bị bắt và xử lý theo pháp luật là vì Y đã đưa thông tin làm tổn hại đến sự ổn định chế độ xã hội và Nhà nước…
Đối thoại về NQ sẽ không bao giờ đem lại hiệu quả nếu các đối tác phương Tây cho rằng VN phải theo quan điểm NQ của họ. Mặt khác VN không để các quốc gia phương Tây lợi dụng đối thoại về NQ để hỗ trợ, bảo vệ cho những kẻ chống chế độ, Nhà nước VN…Đây là lý do thật sự vì sao các cuộc đối thoại về NQ giữa các quốc gia phương Tây với VN không mang “hiệu quả”.
Chúng ta không nên tin vào luận điệu xuyên tạc của các tổ chức phản động, thù địch
Trả lờiXóa