"Chế độ dân chủ tư sản, tuy giá trị không thể phủ nhận của nó là ở chỗ đã giáo dục và rèn luyện giai cấp vô sản đứng lên đấu tranh, nhưng trước sau nó vẫn chật hẹp, giả dối, lừa bịp, giả mạo, nó luôn luôn vẫn là một thứ dân chủ đối với những kẻ giàu và là một trò bịp bợm đối với những người nghèo".
Những nhận định này của Lênin cho đến nay vẫn hoàn toàn là chính xác. Trên thực tế điều này chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được qua các cuộc bầu cử Tổng thống cũng như bầu cử lưỡng viện của các nước tư bản. Hãy nhìn vào những con số huy động tiền để vận động bầu cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 làm ví dụ:
Theo báo cáo của Borrell Associates cho biết các ứng cử viên Tổng thống sẽ chi số tiền kỷ lục 11,4 tỷ USD cho hoạt động quảng cáo chính trị trong cuộc bầu cử năm 2016, tăng 20% so với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2014.
Trung bình mỗi ứng cử viên Tổng thống Mỹ sẽ chi khoảng 120,8 triệu USD; mỗi ứng cử viên chạy đua vào Thượng viện sẽ chi khoảng 7,3 triệu USD và mỗi ứng cử viên chạy đua giành một ghế Hạ viện sẽ chi khoảng 1,6 triệu USD.
Tại các cấp bầu cử địa phương, dự kiến mỗi ứng cử viên tranh cử ghế Thống đốc bang sẽ chi 2,6 triệu USD, trong khi mỗi ứng viên cũng phải chi 1 triệu USD cho chiến dịch tranh cử ghế nghị sĩ bang.
Theo số liệu do Viện Vận động Tài chính (CFI) có trụ sở ở thủ đô Washington công bố, các ứng viên chạy đua tới ghế tổng thống hay ghế nghị sĩ Mỹ có rất nhiều cách để quyên tiền vận động tranh cử, song chủ yếu dựa vào các nguồn chính như tiền của cá nhân và gia đình, huy động tài chính từ các nhóm lợi ích, các ủy ban hành động chính trị (PAC)
Đóng góp từ các PAC chiếm khoảng 1/3 số tiền mặt phục vụ chiến dịch chạy đua vào ghế tổng thống. Hiện nay khoảng 4.000 PAC hoạt động tích cực trong cuộc bầu cử liên bang. Hầu hết PAC được tài trợ bởi các tập đoàn, các hiệp hội thương mại, nhóm kinh doanh và chuyên môn như Hiệp hội Y khoa Mỹ...
Ngoài ra, các ứng cử viên còn được tài trợ một khoản tiền từ Quỹ Bầu cử. Quỹ này được thành lập vào năm 1971, theo đó mỗi người dân đóng thuế sẽ trích 1 USD để ủng hộ. Từ năm 1994, mức đóng góp này được nâng lên thành 3 USD.
Theo luật liên bang của Mỹ, các ứng viên tranh cử tổng thống có quyền huy động nguồn tài trợ từ các cử tri và sử dụng quỹ của nhà nước. Tuy nhiên, nguồn vốn từ nhà nước không đáp ứng được nhu cầu của các ứng viên vì giới hạn mức tiền được chi quá thấp. Do vậy, theo OpenSecrets, chuyên trang theo dõi dòng tiền chảy trong hệ thống chính trị Mỹ, nguồn tài trợ cho các ứng viên tổng thống chủ yếu nhờ vào các nguồn đóng góp tư nhân, ủy ban hành động chính trị PAC (được thành lập với nhiều mục đích, trong đó có mục đích quyên góp tài chính cho các chiến dịch tranh cử tổng thống), hoặc từ chính tiền túi của họ.
Qua các số liệu thực tế trên ta thấy rất rõ một quy luật đã được định hình trong yếu tố Dân chủ của CNTB đó là : Không có tiền thì đừng mơ tới việc tranh cử vào bất cứ vị trí nào kể cả vị trí thấp nhất như nghị sĩ bang. Điều này đúng như nhận định của Lênin " nó luôn luôn vẫn là một thứ dân chủ đối với những kẻ giàu và là một trò bịp bợm đối với những người nghèo "
Đúng như thế, quá trình bầu cử ở các nước tư bản, nói là người dân được trực tiếp đi bầu Tổng Thống, điều này là hoàn toàn lừa bịp và giả dối. Thực chất là, người dân đi bầu cho các Đại cử tri của các đảng tranh cử, sau đó các Đại cử tri mới trực tiếp bầu ra Tổng thống. Chính vì vậy xảy ra tình trạng; Ứng cử viên Tổng thống có số phiếu cử tri nhiều hơn, nhưng lại rớt chức Tổng thống do có số Đại cử tri ít hơn (như tình trạng của Bà Hillary Clinton nhiều hơn đối thủ Donald Trump hai triệu phiếu cử tri, nhưng lại ít hơn 58 Đại cử tri, do đó rớt chức Tổng thống). Đây rõ ràng là sự ma mị, bịp bợm của CNTB, trong cái gọi là "Dân chủ" trong bầu cử.
Ngày nay trong quá trình toàn cầu hóa, CNTB trên thế giới lại gây nên khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các dân tộc, và giữa các tầng lớp xã hội bên trong các quốc gia. Việc các tập đoàn tư bản bơm vốn sang các nước nghèo để lấy lãi, tránh thuế, tránh các chi phí đắt đỏ tại chính quốc, chiếm hữu các nguồn tài nguyên, khai thác các nguồn nhân lực một cách bất công, tối đa hóa lợi nhuận chứng tỏ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản chưa hề thay đổi...
Sự giàu mạnh của một số nước tư bản chỉ là kết quả của việc khuyến khích người ta đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà không cần quan tâm đến vấn đề đạo đức xã hội. Hậu quả là một bộ phận nhỏ của xã hội trở nên giàu có dựa trên sức lao động và sự nghèo khổ của đa số mọi người, làm phân hóa về dân trí và lối sống, băng hoại đạo đức xã hội, gây nhiều tệ nạn, gia tăng lối sống ích kỷ, hẹp hòi.
Hiện nay có rất nhiều người mơ mộng và cho rằng Mỹ và phương tây là văn minh, hiện đại; nhưng hãy nhìn vào thực tại, những bất công đầy dẫy thường xuyên xảy ra tại Mỹ thì sẽ thây thực tế
Trả lờiXóa