Social Icons

Pages

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

HOÀNG SA - Biển của ta, ta cứ giăng câu, thả lưới, dong thuyền

Quần đảo Hoàng Sa gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm… thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng. Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km2.
Quần đảo Hoàng Sa gồm 2 cụm đảo chính là cụm Lưỡi Liềm ở phía tây, cụm An Vĩnh ở phía đông. Cụm Lưỡi Liềm có hình cánh cung hay lưỡi liềm, nằm về phía Tây quần đảo, gần đất liền Việt Nam, gồm 8 đảo chính là Đá Bắc, Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quy, Tri Tôn và bãi ngầm, mỏm đá. Ngoài các đảo như trên, quần đảo Hoàng Sa còn có nhiều đảo, đá, mỏm đá, cồn cát và bãi khác.

Dù đã bị chiếm đóng, vùng ngư trường Hoàng Sa rộng lớn truyền thống từ thời cha ông chưa bao giờ vắng tàu thuyền của ngư dân Việt. Ở vùng biển miền Trung, đặc biệt là tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, những chuyến tàu nạp đầy nhiên liệu, sáng rực đèn điện, thực phẩm... mỗi mùa đánh bắt lại căng cờ, chở theo những ngư dân can trường, dũng cảm hướng thẳng ra vùng biển Hoàng Sa.
Trên biển cả, dẫu sóng to gió nặng, những chiếc thuyền mỏng như tàu lá chòng chành trên biển lớn, nhưng ngư dân vẫn thả lưới, đánh bắt hải sản. Ở huyện đảo Lý Sơn, tàu thuyền của ngư dân vẫn thuờng xuyên nhổ neo hướng ra vùng biển Hoàng Sa để khai thác hải sản. Ở Tam Quang (Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), mỗi chuyến ra biển Hoàng Sa đánh bắt luôn cho những lưới cá nặng đầy.
Bao năm qua, không thiếu những chuyến ra khơi bão tố, trắc trở do thiên tai gió bão; và giờ đây ngoài gió bão ra thì còn có sự uy hiếp của tàu Trung Quốc ngăn dân ta khai thác tôm cá ở vùng ngư trường truyền thống, nhưng ngư dân vẫn không bỏ biển, không nản lòng. Bà con hiểu rằng sự hiện diện của tàu bè Việt Nam ở Hoàng Sa - vùng ngư trường truyền thống của tổ tiên để lại - là sự hiện diện của những cột mốc chủ quyền Tổ quốc.

1 nhận xét:

  1. Biển của Việt Nam thì ta cứ đánh bắt cá và khai thác trên biển; điều đó là đương nhiên rồi

    Trả lờiXóa